hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI CÁC ĐỐI TƯỢNG RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN


TÓM TẮT

Rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh lý tâm thần mãn tính bao gồm các triệu chứng của cả chứng tâm thần phân liệt và một rối loạn khí sắc như rối loạn trầm cảm dạng điển hình hay rối loạn lưỡng cực [7], [57]. Trong thực tế, nhiều người mắc rối loạn phân liệt cảm xúc lúc đầu bị chẩn đoán nhầm thành trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực [57]. Rối loạn này được phân biệt với tâm thần phân liệt bởi sự xuất hiện của ≥ 1 giai đoạn với các triệu chứng trầm cảm hoặc hưng cảm [7], [62].

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn rằng rối loạn phân liệt cảm xúc có liên quan chính đến tâm thần phân liệt hay một rối loạn khí sắc [57]. Nhưng nó thường được nhìn nhận và điều trị như một dạng kết hợp của hai bệnh lý trên [64].

Theo một thống kê gần đây cho thấy, rối loạn lưỡng cực là căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi giới tính, mọi độ tuổi và có tỷ lệ 1% dân số thế giới mắc phải [9], [6], [20]. Rối loạn lưỡng cực thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên, 20, hoặc 30. Tỷ lệ trọn đời là khoảng 4% [9]. Tỷ lệ rối loạn lưỡng cực I là tương đương giữa nam và nữ. Theo  số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số bệnh nhân tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 0,6 - 1,5 % dân số [7].

Số người mắc rối loạn phân liệt cảm xúc khá ít– khoảng 0,3% tổng dân số [20]. Rối loạn này xuất hiện tần suất cao hơn một chút ở nữ giới so với đàn ông, nhưng nhìn chung nó ảnh hưởng như nhau lên nam và nữ giới, nhưng nam giới thường mắc từ độ tuổi trẻ hơn [56], [57]. Khá hiếm gặp ở trẻ em. Rối loạn phân liệt cảm xúc thường bắt đầu từ cuối thời thanh thiếu niên hoặc đầu thời kỳ trưởng thành, thường là từ 16 đến 30 tuổi [46].

Vì rối loạn phân liệt cảm xúc kết hợp triệu chứng của cả hai bệnh lý tâm thần, nên nó dễ bị nhầm với các rối loạn loạn thần và khí sắc khác. Kết quả là, rất khó để biết được có bao nhiêu người thực sự mắc rối loạn phân liệt cảm xúc. Có lẽ cũng vì nó ít phổ biến hơn hai bệnh lý kia.

Rối loạn phân liệt cảm xúc được xem xét khi một bệnh nhân loạn thần cũng cho thấy rõ các triệu chứng cảm xúc. Chẩn đoán này đòi hỏi phải có các triệu chứng cảm xúc đáng kể (trầm cảm hoặc hưng cảm) được hiện diện trong phần lớn thời gian bị bệnh, đồng thời với ≥ 2 triệu chứng của tâm thần phân liệt (các hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ thiếu tổ chức, tác phong căng trương lực hoặc hành vi cực kì thiếu tổ chức, các triệu chứng âm tính).

Việc phân biệt rối loạn phân liệt cảm xúc với tâm thần phân liệt và các rối loạn cảm xúc có thể đòi hỏi phải đánh giá theo chiều dọc các triệu chứng và sự tiến triển triệu chứng [62].

Tiên lượng là tốt hơn một chút so với tâm thần phân liệt nhưng tệ hơn so với các rối loạn cảm xúc [56], [57].

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực, nhưng có rất ít các nghiên cứu về rối loạn phân liệt cảm xúc.

Mặc dù những năm gần đây tại các cơ sở Giám định Pháp y Tâm thần (GĐPYTT), tỷ lệ người phạm tội được chẩn đoán là rối loạn phân liệt cảm xúc chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng các can phạm mắc rối loạn loại này bị cơ quan điều tra truy tố về các tội danh như: trộm cắp, cướp giật, tàng trữ và vận chuyển ma túy thậm chí giết người, hiếp dâm…

Từ thực trạng trên, với mong muốn làm sáng tỏ hơn đặc điểm hành vi phạm tội, động cơ thúc đẩy đối tượng rối loạn phân liệt cảm xúc có hành vi phạm tội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn phân liệt cảm xúc trong giám định pháp y tâm thần .

PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu hồi cứu. Cỡ mẫu: Mẫu thuận tiện. Thời gian nghiên cứu  Từ tháng 01/2022 đến tháng 10/2022. Địa điểm nghiên cứu  Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc theo Bảng phân loại bệnh quốc tế - phiên bản thứ 10 của Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10, WHO 1992.

Công cụ thu thập số liệu: dựa vào mục tiêu nghiên cứu để thiết kế phiếu điều tra. Các dữ liệu trong phiếu điều tra tập trung vào ba nội dung là đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và thúc đẩy hành vi phạm tội.

Phân tích và xử lý số liệu: Tất cả số liệu thông tin thu thập được sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học bằng   phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm theo nhóm tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

<30

6

30

0

0

6

24

p>0,05

30-39

8

40

4

80

12

48

40-49

3

15

1

20

4

16

≥50

3

15

0

0

3

12

X ± SD

36,96 ± 11,256

Min 24, Max 66

 
3.1.2. Đặc điểm theo giới của nhóm đối tượng nghiên cứu
 

Biểu đồ 3.1. Phân bố  theo giới của đối tượng nghiên cứu

3.1.3. Đặc điểm theo hôn nhân của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Độc thân

11

55

3

60

14

56

p>0,05

Đã kết hôn

8

40

1

20

9

36

Ly hôn

1

5

1

20

2

8


3.1.4. Đặc điểm theo học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Trình độ học vấn

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Mù chữ

1

5

0

0

1

4

p>0,05

Tiểu học

3

15

0

0

3

12

THCS

4

20

3

60

7

28

THPT

7

35

2

40

9

36

CĐ, ĐH

5

25

0

0

5

20

3.1.5. Đặc điểm theo nơi cư trú của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4. Phân bố theo nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu

Nơi cư trú

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Nông thôn

9

45

4

80

13

52

p>0,05

Thành thị

11

55

1

20

12

48

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Đặc điểm theo chẩn đoán lâm sàng

Bảng 3.5. Phân bố theo mã bệnh của đối tượng nghiên cứu

Mã bệnh

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

RLPLCX hưng cảm F25.0

3

15

4

80

7

28

p<0,05

RLPLCX trầm cảm F25.1

11

55

1

20

12

48

RLPLCX hỗn hợp F25.2

5

25

0

0

5

20

RLPLCX khác F25.8

1

5

0

0

1

4


3.2.2. Rối loạn cảm xúc

Bảng 3.6. Phân bố rối loạn cảm xúc theo giới tính

Biểu hiện

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Khí sắc trầm

10

50

1

20

11

44

p>0,05

Khí sắc tăng

5

25

3

60

8

32

Không ổn định

5

25

2

40

7

28

Bồn chồn

2

10

1

20

3

12

Thờ ơ

3

15

0

0

3

12

Khác

1

5

0

0

1

4


3.2.3. Rối loạn tri giác

Bảng 3.7. Phân bố rối loạn tri giác theo giới tính

Biểu hiện

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Rối loạn

14

70

3

60

17

68

p>0,05

Ảo thanh

14

70

3

60

17

68

p>0,05

Ảo thị

1

5

0

0

1

4

p>0,05


3.2.4. Rối loạn tư duy

3.2.5.1. Rối loạn hoang tưởng

Biểu đồ 3.2. Phân bố rối loạn tư duy theo giới tính

3.2.5.2. Tính chất và ảnh hưởng của hoang tưởng

Bảng 3.8. Tính chất và ảnh hưởng của hoang tưởng theo giới tính

Biểu hiện

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Tính chất

Liên tục

12

60

2

40

14

56

p>0,05

Không LT

2

10

1

20

3

12

Ảnh hưởng

Chi phối

2

10

2

40

4

16

Không CP

12

60

1

20

13

52


3.2.5. Rối loạn hành vi tác phong

Biểu đồ 3.3. Phân bố HVTP theo giới tính

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Tuổi bắt đầu phát bệnh

Bảng 3.11. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi phát bệnh lần đầu.

Nhóm tuổi

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

≤25

16

80

5

100

21

84

p>0,05

>25

4

20

0

0

4

16

X ± SD

24,04 ± 8,493

Min 12, Max 47


3.3.2. Tiền sử chu sinh và phát triển tâm thần vận động

Biểu đồ 3.4. Tiền sử chu sinh và phát triển tâm thần vận động theo giới tính

3.3.3. Tiền sử chấn thương đầu và sử dụng các chất tác động tâm thần

Bảng 3.12. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử chấn thương đầu và sử dụng các chất tác động tâm thần.

Hạng mục

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Chấn thương đầu

1

5

0

0

1

4

p>0,05

Sử dụng chất

3

15

2

40

5

20


3.3.4. Quá trình khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa tâm thần

Biểu đồ 3.5. Quá trình khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa tâm thần

3.3.5. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi phạm tội và giai đoạn bệnh khi phạm tội.

Biểu đồ 3.6. Thời gian từ khi mắc bệnh, giai đoạn bệnh khi phạm tội

3.3.6. Tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.13. Tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu.

Tiền sử gia đình

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Có người thân mắc RLTT

6

30

2

40

8

32

p>0,05

Trong đó quan hệ

 

Cha mẹ

2

10

0

0

2

8

Anh chị em

2

10

0

0

2

8

Quan hệ khác

4

20

2

40

6

24


3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI

3.4.1.  Mục đích của hành vi phạm tội của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.14. Phân bố mục đích của HVPT theo giới tính

 Mục đích của HVPT

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

 Vụ lợi

11

55

5

100

16

64

p>0,05

Bản năng

4

20

0

0

4

16

Không MĐ

3

15

0

0

3

12

Trả thù

2

10

0

0

2

8

3.4.2.  Địa điểm gây án của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.7. Phân bố theo địa điểm gây án của đối tượng nghiên cứu

3.4.3.  Nguồn gốc phương tiện phạm tội của đối tượng nghiên cứu

3.4.3.1. Phương tiện gây án của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.15. Các phương tiện sử dụng gây án ở đối tượng nghiên cứu

Phương tiện gây án

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Sức mình

11

55

4

80

15

60

 

Thô sơ

5

25

0

0

5

20

p>0,05

Khác

3

15

1

20

4

16

Truyền đơn

1

5

0

0

1

4

3.4.3.2. Nguồn gốc phương tiện gây án của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.8. Nguồn gốc phương tiện gây án của đối tượng nghiên cứu

3.4.4.  Yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội của đối tượng nghiên cứu

3.4.4.1.  Các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.16.  Các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối tượng nghiên cứu

Yếu tố thúc đẩy HVPT

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

RL tâm thần

11

55

3

60

14

58

p>0,05

San chấn tâm lý

1

5

0

0

1

4

Khác

8

40

2

40

10

40


3.4.4.2. Các yếu tố rối loạn tâm thần thúc đẩy hành vi phạm tội

Biểu đồ 3.9. Yếu tố loạn thần chi phối hành vi phạm tội

3.4.5.  Tội danh của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.17.  Các tội danh của đối tượng nghiên cứu

Tội danh

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Trộm cắp

6

30

4

80

10

40

p<0,05

Tội khác

7

35

0

0

7

28

p>0,05

Đánh bạc

2

10

1

20

3

12

p>0,05

Giết người

2

10

0

0

2

8

p>0,05

Cố ý gây TT

2

10

0

0

2

8

p>0,05

Cướp giật

1

5

0

0

1

4

p>0,05

3.4.6.  Hậu quả và tác hại hành vi phạm tội của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.10. Hậu quả tác hại do hành vi phạm tội gây ra

3.4.7.  Sự liên quan của nạn nhân với đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.11. Sự liên quan của nạn nhân với đối tượng nghiên cứu.

3.4.8.  Thực hiện hành vi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.18. Thực hiện hành vi của đối tượng nghiên cứu

Thực hiện hành vi

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

Đơn độc

11

55

4

80

15

60

p>0,05

Băng nhóm

9

45

1

20

10

40

3.4.9.  Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.19. Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

Khả năng NT và điều khiển HV

Nam (n = 20)

Nữ (n = 5)

Tổng số (n = 25)

p

n

%

n

%

n

%

 

Hạn chế

17

85

4

80

21

84

p>0,05

Mất

3

15

1

20

4

16

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình là 36,96 ± 11,256; nam 80%; nữ 20%.

Tình trạng hôn nhân: chưa kết hôn 56%, ly hôn 8%, đã kết hôn 36%.

Học vấn: Mù chữ 4%; Tiểu học 12%; Trung học cơ sở  28%; Trung học phổ thông 30%; Cao đẳng, Đại học 20%.

Nơi cư trú tỷ lệ ở thành thị  48%;  Nông thôn 52%.

2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Mã bệnh của đối tượng nghiên cứu: 48% F25.1; 28% F25.0; 20% F25.2.

Rối loạn khí sắc: Khí sắc trầm 44%; Khí sắc tăng 32%; Khí sắc không ổn định 28%.

Rối loạn tri giác: 68% đối tượng nghiên cứu có ảo giác, trong đó ảo thanh 68%; Ảo thị 4%.

Rối loạn tư duy: 68% đối tượng có hoang tưởng trong đó: bị hại 44%; Khuếch đại 28%; Xâm nhập 16%; Hoang tưởng khác 36%.

Rối loạn hành vi tác phong: giảm vận động 64%; Gia tăng vận động 32%; Gây hấn 4%.

3. Các yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu

Có 24% số đối tượng có bất thường trong giai đoạn chu sinh. Có 16% số đối tượng có bất thường trong giai đoạn phát triển tâm thần và vận động.

Tỷ lệ đối tượng có tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần (người thân bậc I) 32%.

Tỷ lệ đối tượng có sử dụng chất 20%.

Tỷ lệ đối tượng phát bệnh lần đầu ≤25 tuổi 84%. Độ tuổi trung bình khởi phát bệnh 24,04 ± 8,493.

Chỉ có 8% đối tượng chưa được khám chuyên khoa tâm thần và điều trị, nhưng tỷ lệ đối tượng không tuân thủ điều trị hoặc bỏ thuốc chiếm 76%.

4. Các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội của đối tượng nghiên cứu

Mục đích phạm tội: vụ lợi 64%; Thỏa mãn bản năng 16%; Trả thù 8%; Không mục đích 12%.

Địa điểm gây án: Nhà nạn nhân 32%; Nhà khác 32%; Nhà tội phạm 12%; Nơi công cộng 24%.

Phương tiện gây án: Bằng sức của đối tượng 60%; Thô sơ 20%. Có sẵn tại chỗ 28%; Mang nơi khác đến 52%; Không có phương tiện gây án 20%.

Yếu tố thúc đẩy phạm tội: rối loạn tâm thần 58%; Khác 40%.

Tội danh trộm cắp chiếm tỷ lệ 40%; Tội khác 28%; Đánh bạc 12%; Giết người và cố ý gây thương tích cùng có tỷ lệ 8%.

Hậu quả hành vi phạm tội: Thiệt hại tài sản 60%; Gây rối ANTT 20%; Gây thương tích 16%; Chết người 4%.

Sự liên quan của nạn nhân: Không quen biết chiếm 56%; Bạn bè, hàng xóm 32%; Người khác 12%.

Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: Hạn chế 84%; Mất 16%.

Tóm lại, nghiên cứu này chỉ được tiến hành trên nhóm đối tượng vào giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung nên kết quả không mang tính đại diện. Để có góc nhìn sâu hơn, toàn diện hơn cần có nghiên cứu trong cộng đồng với cỡ mẫu thích hợp./.

BSCKII. Nguyễn Đăng Nguyên và các cộng sự.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Phổ biến kiến thức: Giám định pháp y tâm thần

Lượt truy cập: 1356061
 
Đang trực tuyến: 73