hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

Chỉ định kỹ thuật cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần

Tùy vào từng bệnh cụ thể, Bác sĩ có thể chỉ định những kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết. Dưới đây là một số chỉ định cận lâm sàng cơ bản để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh tâm thần.

Ghi chú: - Phần chữ đậm có đánh số thứ tự 1,2,3... là chỉ định cận lâm sàng cần thực hiện, phần chữ thường là lý do cần làm (tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần).

- Tùy vào từng bệnh cụ thể, Bác sĩ có thể chỉ định những kỹ thuật cận lâm sàng (CLS) cần thiết. Dưới đây là một số chỉ định CLS cơ bản để hỗ trợ chẩn đoántheo dõi tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh tâm thần (trong đề mục, chúng tôi nhấn mạnh phần theo dõi)

TRONG HỘI CHỨNG ÁC TÍNH DO AN THẦN KINH

1. Điện giải đồ

      Rối loạn nước điện giải, tuy không đặc hiệu nhưng luôn ở mức độ nặng nếu không điều chỉnh

2. Công thức máu

      Tăng bạch cầu, mặc dầu không có nhiễm trùng.

   3. Sinh hóa

       Tăng Créatin Phosphokinase máu.

   4. Điện tâm đồ:

         Mạch hoặc huyết áp không đều, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim.

KHI SỬ DỤNG CLOZAPIN

 1. Công thức máu

         Xét nghiệm số lượng và công thức bạch cầu phải được thực hiện đều đặn (mỗi tuần một lần trong 18 tuần đầu, rồi sau đó một tháng một lần trong suốt thời gian điều trị). Phải nhắc bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng nghi nhiễm trùng như sốt hoặc đau cổ họng.

+ Trong trường hợp bị nhiễm trùng, nếu số lượng bạch cầu dưới 3.500/mm³ hoặc số lượng bạch cầu giảm đáng kể so với số ban đầu (ngay cả khi còn cao hơn 3.500/mm³) thì phải kiểm tra ngay số lượng và công thức bạch cầu.

+ Nếu kết quả xác định số lượng bạch cầu dưới 3.500/mm³ và/  hay số lượng BC đa nhân trung tính giữa 2.000 và 1.500, thì số bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính (BC ĐNTT) phải được kiểm tra lại ít nhất 2 lần mỗi tuần.

+ Nếu  số lượng bạch cầu dưới 3.000/mm³ và/hay số lượng BC đa nhân trung tính dưới 1.500/mm³ thì phải ngưng điều trị bằng Clozapin ngay. Số lượng và công thức bạch cầu sẽ được kiểm tra hàng ngày và bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các triệu chứng giống như cúm hoặc các triệu chứng khác gợi ý một sự nhiễm trùng.

+ Nếu dù đã ngưng Clozapin, số lượng bạch cầu (BC) giảm xuống dưới 2.000/mm³ hay số BCĐNTT dưới 100/mm³, sự điều trị phải được kiểm soát bởi một bác sĩ chuyên khoa huyết học.

    2. Điện não

+ Có thể có biến đổi điện não (bao gồm sự xuất hiện các phức hợp mũi nhọn -sóng), giảm ngưỡng động kinh phụ thuộc vào liều thuốc và hiếm hơn là các cơn động kinh. Nếu bị co giật thì nên giảm liều và nếu cần thì cho thêm các thuốc kháng động kinh. Nên tránh dùng Carbamazepin vì có thể gây ức chế tủy xương.

    3. Men gan:

Rối loạn chức năng gan (tăng men gan).

    4. Điện tim:

Ức chế hô hấp, trụy mạch, loạn nhịp, viêm màng ngoài  tim, viêm cơ tim

KHI SỬ DỤNG CÁC LOẠI  THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM

   1.Công thức máu:

       Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu

   2. Men gan:

       Viêm gan, tăng men gan

   3. Điện tim:

       - Đối với thuốc chống trầm cảm 3 vòng, 4 vòng:

                               + Ở liều điều trị thông thường, có thể gây tim đập nhanh, điện tâm đồ (ECG) cho thấy sóng T dẹp, QT kéo dài, ST nằm dưới đường đẳng điện.

                               + Làm kéo dài thời gian dẫn truyền điện tim, nên chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn dẫn truyền tim.

                               + Ở bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim, nên khởi đầu dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng và 4 vòng liều thấp và tăng liều từ từ đồng thời kiểm tra chặt chẽ tim mạch. Dùng thuốc quá liều gây loạn nhịp tim.

       - Đối với thuốc chống trầm cảm mới:

                     Rối loạn dẫn truyền                                                                                                      

4. Điện não đồ:

    Co giật, nói khó, loạn cảm, mất điều hòa vận động.

KHI SỬ DỤNG CARBAMAZEPIN

1. Công thức máu, tiểu cầu:

          - Vì dùng Carbamazepin có thể gây mất bạch cầu và thiếu máu bất sản (aplastic anemia), giảm tiểu cầu, rối lọan chức năng tiểu cầu.

            - Có 10% bệnh nhân trong vài tháng đầu có giảm bạch cầu nhẹ, thoáng qua, không cần phải ngưng thuốc.

       - Phải ngưng thuốc trong các trường hợp sau đây: số bạch cầu dưới 3.000/mm³, bạch cầu trung tính dưới 1.500/mm³; hematocrite dưới 32%, hemoglobin dưới 11mg/100ml, tiểu cầu dưới 100.000/ mm³.

2. Men  gan

       Viêm gan, tăng men gan

3. Creatinin máu, Ure máu

          Kiểm tra chức năng gan, thận sau tháng đầu điều trị, sau đó cứ 3 tháng kiểm tra một lần trong năm đầu, sau đó kiểm tra hàng năm.

4. Điện tim:

        Chậm dẫn truyền điện tim

CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM

KHI SỬ DỤNG VALPROIC ACID

1.Công thức máu: Giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu.

   2. Men gan:

     - Viêm gan rất hiếm gặp: tần suất 1/20.000 bệnh nhân và thường ở thời gian 3-6 tháng đầu điều trị ở trẻ em động kinh nặng được điều trị với nhiều loại thuốc.

     - 25% bệnh nhân có tăng thoáng qua transminase và lactate dehydrogenase (LDH) (là 1 enzyme có trong nhiều loại mô của cơ thể, nó chỉ được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ có hủy hoại mô; ví dụ: chấn thương cơ, hoại tử ruột, thiếu máu do tiêu huyết, viêm gan, viêm tụy, nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, một số trường hợp bệnh lý ác tính, dùng một số thuốc trước đó...).

     - Các bất thường về xét nghiệm thường không đi kèm các triệu chứng trên lâm sàng và sau 6 tháng điều trị sẽ mất đi: men gan tăng nhẹ không có nghĩa là bệnh nhân bị viêm gan, tuy nhiên, nếu có triệu chứng nổi cộm như: khó chịu, chán ăn, vàng da, hôn mê hoặc yếu tay chân cần kiểm tra đầy đủ chức năng gan.

    3. Điện não:

     Run tay, đi đứng không vững, đau đầu, lo âu, trầm cảm.

KHI SỬ DỤNG  OLANZAPIN

1.Công thức máu:

-         Giảm bạch cầu, tiểu cầu

-         Tăng bạch cầu ưa eosin

          2. Men gan:

                 Tăng SGOT, SGPT

          3. Sinh hóa:

        Men Creatinin phosphokinase cao

4. Điện tim:

        Gây hội chứng QT kéo dài.

 

KHI SỬ DỤNG RISPERIDONE

1. Công thức máu:

    Giảm bạch cầu trung tính và tiểu cầu

          2. Điện tim:

              Nhịp tim nhanh, loạn nhip, bloc nhĩ thất,  hội chứng QT dài.

3. Glucose máu: Glucose máu tăng.

4. Men gan:Tăng men gan

KHI SỬ DỤNG AN THẦN KINH CỔ ĐIỂN

          A. Trước khi sử dụng thuốc

1.     Công thức máu: Giảm bach cầu

2.     Nước tiểu.

3.     Chức năng gan: SGPT, SGOT, Bilirubin toàn phần

                4.      Điện tâm đồ: Hội chứng QT kéo dài

          B. Trong khi sử dụng thuốc      Như trên,  cứ 1 tháng 1 lần

KHI SỬ DỤNG PHENOBARBITAL, HYDANTOIN

 Công thức máu: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do giảm Acide folique máu.                                                                   

                 THỰC HÀNH

A. Bệnh nhân ngoại trú:

     * Để hỗ trợ chẩn đoán, và  kiểm tra trước khi sử dụng thuốc: các loại thuốc hướng thần, an thần kinh, chống trầm cảm, chỉnh khí sắc, kháng động kinh:

1.Công thức máu.

2.Điện não

3. Lưu huyết não

4.Điện tim.

5. Sinh hóa:  Đối với bệnh nhân dùng thuốc chữa bệnh tâm thần kéo dài,  bệnh nhân trên 60 tuổi, người có tiền sử bệnh gan, tim, thận, tuần hoàn não, tiểu đường, lạm dụng rượu, nghiện rượu…:Creatin Phosphokinase, Bilan lipid, creatinin máu, đường máu, men gan, HbsAg, HbeAg...

6. Siêu âm bụng: Nếu có dấu hiệu hoặc tiền sử lạm dụng rượu, nghiện rượu, bệnh tiêu hóa, gan mật, tiết niệu.

  Các xét nghiệm khác tùy theo loại thuốc sử dụng, tiền sử của bệnh nhân hoặc bệnh kèm theo để chỉ định thêm.

    * Trong khi sử dụng các loại thuốc hướng thần, an thần kinh, chống trầm cảm, chỉnh khí sắc, kháng động kinh:

         -2 tháng: làm công thức máu kiểm tra một lần

         -3 tháng: kiểm tra toàn bộ 7 mục trên một lần

         -Riêng sử dụng Clozapin:  + Trong 18 tuần đầu, mỗi tuần, làm  công thưc máu một lần;

                                                       + Sau đó, làm  công thưc máu 1 tháng một lần.

B. Bệnh nhân nội trú:

    * Ngay khi vào viện để hỗ trợ chẩn đoán,  kiểm tra trước khi sử dụng thuốc và trước khi ra viện (để kiểm tra lại trước khi chỉ định thuốc ngoại trú):

1.Công thức máu.

2.Điện não

3. Lưu huyết não

4.Điện tim.

5. Sinh hóaĐối với bệnh nhân dùng thuốc chữa bệnh tâm thần kéo dài,  bệnh nhân trên 60 tuổi, người có tiền sử bệnh gan, tim, thận, tuần hoàn não, tiểu đường, lạm dụng rượu, nghiện rượu…:Creatin Phosphokinase, Bilan lipid, creatinin máu, đường máu, men gan, HbsAg, HbeAg...

6. Siêu âm bụng: Nếu có dấu hiệu hoặc tiền sử lạm dụng rượu, nghiện rượu, bệnh tiêu hóa, gan mật, tiết niệu.

7. XQ phổi : Khi mới nhập viện.

  Các xét nghiệm khác tùy theo loại thuốc sử dụng, tiền sử của bệnh nhân hoặc bệnh kèm theo để chỉ định thêm.

 *  Trong khi điều trị nội trú:

         -1 tháng: làm công thức máu kiểm tra một lần

         -Riêng sử dụng Clozapin:  + Trong 18 tuần đầu, mỗi tuần, làm  công thưc máu một lần;

                                                       + Sau đó, làm  công thưc máu 1 tháng một lần.

                                                                                               (Tham khảo từ các tài liệu trong và ngoài nước)

ThS. BS. Tôn Thất Hưng

                                Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung
Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Phổ biến kiến thức: Giám định pháp y tâm thần

Lượt truy cập: 1356702
 
Đang trực tuyến: 88