ĐỂ DÙNG THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH AN TOÀN
Dùng thuốc như thế nào?
Thuốc chống động kinh có hiệu quả đầu tiên là bromua, được giới thiệu bởi một bác sĩ người Anh tên là Sir Charles Locock năm 1857. Ông nhận thấy rằng, bromua có tác dụng an thần và dường như để giảm co giật ở một số bệnh nhân.
Đến nay, có đến hơn 20 loại thuốc chống động kinh trên thị trường. Mỗi loại đều có những lợi ích và tác dụng phụ khác nhau. Lựa chọn loại thuốc nào để kê đơn và dùng ở liều lượng nào còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các loại co giật, mức độ thường xuyên xảy ra những cơn co giật, lối sống của người bệnh, tuổi tác, giới, phụ nữ mang thai hoặc sắp mang thai... Vì vậy, người bị động kinh cần thực hiện và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và chia sẻ những mối quan tâm liên quan đến thuốc với bác sĩ điều trị.
Hình ảnh sóng não của người bình thường và người bệnh động kinh.
Một số thuốc chống động kinh thường dùng như carbamazepine, valproate, lamotrigine, oxcarbazepine hoặc phenytoin. Ngoài ra, một số thuốc động kinh tương đối mới bao gồm tiagabine, gabapentin, topiramate, levetiracetam, và felbamate. Một vài loại thuốc, chẳng hạn như fosphenytoin được phê duyệt chỉ sử dụng trong môi trường bệnh viện...
Đối với hầu hết người bị động kinh, co giật có thể được kiểm soát với chỉ một loại thuốc với liều lượng tối ưu. Việc kết hợp thuốc thường làm tăng thêm tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn, vì vậy bác sĩ thường sử dụng đơn trị liệu hoặc việc sử dụng chỉ một loại thuốc, bất cứ khi nào có thể. Chỉ dùng phối hợp thuốc khi đơn trị liệu không hiệu quả kiểm soát cơn động kinh của bệnh nhân.
Số lần một người cần phải uống thuốc mỗi ngày thường được xác định bởi thời gian bán hủy của thuốc hoặc thời gian cần cho một nửa liều thuốc được chuyển hóa hoặc chia nhỏ thành các chất khác trong cơ thể. Một số loại thuốc, chẳng hạn như phenytoin và phenobarbital chỉ cần được thực hiện một lần/ngày, trong khi valproate phải được thực hiện hai hoặc ba lần/ngày.
Đề phòng những nguy cơ do thuốc
Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc chống động kinh thường nhẹ như mệt mỏi, chóng mặt hoặc tăng cân. Tuy nhiên, tác dụng phụ nghiêm trọng và đe dọa tính mạng như dị ứng cũng có thể xảy ra. Thuốc động kinh cũng có thể ảnh hưởng đến người bệnh trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. Người bị động kinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu họ gặp bất kỳ loại phát ban trong khi dùng thuốc hoặc nếu họ thấy tâm trạng chán nản hoặc không thể suy nghĩ một cách hợp lý.
Người bị động kinh nên biết rằng thuốc chữa động kinh của họ có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác khi dùng đồng thời và các tương tác này có thể gây hại. Vì lý do này, người bị động kinh nên luôn luôn nói với bác sĩ điều trị về các loại thuốc họ đang dùng. Phụ nữ cũng nên biết rằng một số loại thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai và họ nên thảo luận về khả năng này với bác sĩ của họ.
Đối với người cao tuổi, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với thuốc, vì thế cần kiểm tra máu thường xuyên để điều chỉnh liều (nếu cần thiết). Không uống thuốc với nước cam, quýt, bưởi vì sẽ gây tương tác thuốc ảnh hưởng tới quá trình điều trị hoặc làm tăng độc tính của thuốc.
Khi một người bắt đầu dùng một loại thuốc động kinh mới, điều quan trọng là điều chỉnh liều lượng để đạt được hiệu quả chữa bệnh tối ưu và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Khi nào có thể ngừng điều trị?
Động kinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài và có thể mạn tính tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đặc biệt là các tổn thương ở não hoặc là một ổ động kinh hoặc là do ngưỡng co giật ở não bị hạ thấp.Vì vậy, cần phải điều trị động kinh một cách lâu dài và kiên trì. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, hoàn cảnh cho phép đặt vấn đề ngừng điều trị động kinh. Ví dụ: Chưa có chẩn đoán chắc chắn là động kinh thì có thể cẩn thận giảm dần liều rồi đi đến cắt bỏ thuốc chống động kinh đồng thời cảnh giác có thể xảy ra trạng thái động kinh; Một số thể lâm sàng có thể ngừng điều trị như động kinh có cơn kịch phát ở vùng đỉnh, động kinh cơn nhỏ ở trẻ em, động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở trẻ em (chỉ xảy ra 2-3 lần một năm), động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở tuổi thiếu niên, động kinh sau chấn thương không tiến triển và không nặng lắm...
Việc ngừng điều trị này phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết định. Nói chung sau 3-4 năm với phương thức điều trị đều đặn mà không thấy cơn động kinh tái phát thì có thể ngừng điều trị đối với các thể nói trên. Tiến hành ngừng điều trị bằng cách giảm dần liều điều trị trong thời gian kéo dài hàng tháng, mặt khác tiếp tục theo dõi điện não đồ và nội khoa nói chung.
Sưu tầm: BSCKI. Hoàng Thị Anh Đào
(Nguồn: http://suckhoedoisong.vn)
- Nguyên tắc chung về dinh dưỡng điều trị
- Tiếp cận chẩn đoán và điều trị động kinh cục bộ
- Say rượu bệnh lý
- Chẩn đoán và điều trị mất trí
- Sử dụng Clozapine trong tâm thần phân liệt kháng trị
- RỐI LOẠN TỰ KỶ
- MỘT VÀI HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ SINH BỆNH HỌC TÂM THẦN PHÂN LIỆT
- SINH LÝ BỆNH TRẦM CẢM VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU TRỊ
- RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM: một thực trạng chưa được quan tâm
- RỐI LOẠN TÂM THẦN DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO