Cập nhật điều trị trầm cảm lo âu ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
Lý do chính của mâu thuẫn trên là do các hướng dẫn sử dụng thuốc chuyên khoa ở bệnh TTPL ( kể cả các rối loạn tâm thần khác): các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh kèm theo thường bị loại bỏ, do đó không đi đến kết luận lâm sàng.
Lý do thứ hai có thể liên quan đến chính các thể loại của bệnh TTPL. Đây là vấn đề được nhắc đi nhắc lại: sự chồng chéo tồn tại từ lâu giữa các triệu chứng âm tính, các triệu chứng trầm cảm và các biểu hiện parkinson do thuốc chống loạn thần ( CLT). Thực tế không thể giải thoát khỏi tập hợp 3 nhóm triệu chứng trên, nhưng có thể cải thiện trong trường hợp bệnh nhân được dùng một loại thuốc mới hiệu quả. Tuy vậy, ý tưởng thông thường của các bác sĩ điều trị là các loại thuốc chống loạn thần cũ có nhiều tác động sinh trầm cảm hơn các loại CLT thế hệ mới.
Theo dữ kiện phân tích hệ thống tổng quan Cochrane, có thể có hướng giải quyết chủ yếu cho tình trạng chồng chéo trên là chỉ định điều trị của clozapine (Furtado, 2008). Nhưng trong thực tế hầu hết các số liệu nghiên cứu phân tích liên quan là sử dụng các thuốc CTC đối với các triệu chứng âm tính ( không phải các triệu chứng trầm cảm) ở bệnh nhân TTPL (Rummel & cs, 2006). Hình như sự kết hợp thuốc CLT và thuốc CTC có thể hiệu quả trong điều trị các triệu chứng âm tính, bất kể những tác dụng bất lợi của thuốc CTC đối với triệu chứng hoang tưởng hoặc ảo giác có thể xảy ra.
Các số liệu nghiên cứu về trầm cảm liên quan bệnh TTPL rất hạn chế, và rất ít nghiên cứu lâm sàng sử dụng thang lượng giá Calgary Depression Scale (CDS). Một nghiên cứu khác công bố kết quả tốt khi dùng sertraline (Kirty, 1998) trong trầm cảm sau loạn thần và duloxetine trong báo cáo ca lâm sàng của Zink năm 2006.
Tình trạng lo âu cùng xảy ra trở nên xấu hơn khi sự ảnh hưởng lẫn nhau của các thể lo âu đặc biệt và loạn thần không được nghiên cứu đầy đủ (Huppert, 2005).
Kinh nghiệm điều trị lâm sàng cho thấy nhiều bệnh nhân TTPL đáp ứng tốt điều trị ngoại trú với liều thuốc duy trì nhưng vẫn có từng thời gian xuất hiện nhiều biểu hiện trầm cảm. Tuy nhiên thực tế tại Tp Hồ Chí Minh ( cũng như cả nước) bệnh nhân TTPL của chúng ta thường vấp phải rất nhiều yếu tố tác động liên quan rối loạn trầm cảm. Do đó vấn đề ưu tiên có thể là sự lựa chọn thuốc CLT thích hợp, hiệu quả, ít tác dụng phụ, ít ảnh hưởng khả năng nhận thức đồng thời với sự quan tâm đúng mức của người thân, của gia đình và xã hội. Trong trường hợp đòi hỏi dùng thêm thuốc CTC người bệnh cần phải được tái khám đánh giá theo dõi tình trạng trầm cảm lo âu thật kỹ lưỡng.
Bs Phạm Văn Trụ PG Đ Bv TT Tp Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo:
1.P.Boyer. Universite Paris 7, CMME, 100 rue de la Sante, 75014, Paris, France. Update on treatment of depression and anxiety in schizophrenia. 9th International Forum on Mood & Anxiety Disorders, 11-13/11/2009 Monaco. International Journal of Psychiatry in Clinical Practice. October 2009, vol 13, No 301. page 3-3.
2.Robert E. Hales, MD,M.B.A. Stuart C. Yudofsky, MD. Textbook of Clinical Psychiatry. American Psychiatric Publishing. Fourth Edition. 2005. page 390.
Nguồn: http://www.bvtt-tphcm.org.vn
- Bệnh Động kinh ở trẻ em (Epilepsy in children)
- Rối loạn trầm cảm
- Thuốc chống trầm cảm: Nguy cơ gãy xương
- Chỉ định kỹ thuật cận lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm thần
- Vai trò của thuốc điều hòa khí sắc trong điều rối loạn lưỡng cực
- Nguyên tắc chung về dinh dưỡng điều trị
- Tiếp cận chẩn đoán và điều trị động kinh cục bộ
- Say rượu bệnh lý
- Chẩn đoán và điều trị mất trí
- Sử dụng Clozapine trong tâm thần phân liệt kháng trị