Hỗ trợ
Gửi câu hỏi
Gửi câu hỏi, yêu cầu hỗ trợ... |
Hỏi |
Xin Bác sĩ cho biết, người yêu cầu giám định là ai, trong trường hợp nào thì người dân có quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp (gửi hồ sơ trực tiếp đến tổ chức giám định tư pháp), hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần gồm có những gì, thời gian nộp bao lâu trước khi chuyển đối tượng đến giám định và địa điểm nộp ở đâu? |
Test - Email: congkhanh102@gmail.com (11/06/2016) |
Trả lời |
* Người yêu cầu giám định: Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp: Là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. * Trường hợp người dân có quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp: Trong các trường hợp sau đây, người dân có quyền yêu cầu giám định tư pháp: Theo Điều 22 Luật Giám định tư pháp: Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định ( NTH: có nghĩa người dân tự mình trực tiếp đến nộp hồ sơ cho tổ chức giám định tư pháp) *Hồ sơ yêu cầu giám định bao gồm: Theo Quy trình Giám định pháp y tâm thần (Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2015/TT-BYT): a) Văn bản yêu cầu giám định tư pháp gồm các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật giám định tư pháp (**); b) Bản sao giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp (**); c) Các tài liệu quy định tại Điểm 3.3.c Khoản 3 Mục I Phần I Quy trình này (**). *Thời gian nộp hồ sơ: Theo Điểm 3.2 Khoản 3 Mục I Phần I Quy trình trên: Hồ sơ gửi tới tổ chức pháp y tâm thần trước ít nhất 10 ngày làm việc để nghiên cứu. *Địa điểm nộp hồ sơ: Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung, số 39 đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, thành phố Huế (qua cầu Kim Long đến ngã ba đầu tiên, rẽ phải).
(**) CHÚ THÍCH: * Khỏan 2 Điều 26 Luật Giám định tư pháp: Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây: a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; b) Nội dung yêu cầu giám định; c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định; d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có); đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định; e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định. * Khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp: Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. * Điểm 3.3.c Khoản 3 Mục I Phần I Quy trình Giám định pháp y tâm thần: Các tài liệu liên quan đến sức khỏe của đối tượng giám định (đặc biệt là sức khỏe tâm thần của đối tượng giám định), bao gồm: - Nhận xét của cơ quan hoặc chính quyền địa phương về đối tượng giám định; - Nhận xét của y tế địa phương về tình hình bệnh tật của đối tượng giám định, có xác nhận của Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là y tế cấp xã); - Nhận xét của 02 người hàng xóm trở lên (người không có quan hệ họ hàng, thân thích với đối tượng giám định); - Báo cáo của gia đình về đặc điểm, tình hình bệnh tật, quá trình phát triển từ nhỏ tới hiện tại của đối tượng giám định, trong đó cần nêu rõ việc có hay không sử dụng rượu, ma túy của đối tượng giám định; - Bản sao bệnh án của cơ sở y tế đã khám và điều trị bệnh cho đối tượng giám định, các tài liệu liên quan đến khám chữa bệnh của đối tượng giám định (nếu có).
ThS.BS Tôn Thất Hưng (tổng hợp) |
- Em muốn hỏi hồ sơ giám định tâm thần gồm những giấy tờ nào??? Em của em có vấn đế từ nhỏ được nhà nước cấp sổ nhận tiền hàng tháng. Đã có vợ nhưng vợ đệ đơn li dị và yêu cầu tiền trợ cấp nuôi con hàng tháng. Tòa phân xử nếu không muốn trợ cấp nuôi con phải có giấy xác nhận ở trung tâm các anh. Em đã xin giấy bên tòa để gửi bên anh kiếm tra và xác nhận. Vậy cần thêm những giấy tờ pháp lý nào để hoàn tất hồ sơ gửi cho bên các anh ạ ? Em cảm ơn !
- Kính gửi: Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền Trung Con gái tôi 42 tuổi, bị khuyết tật từ nhỏ và: - Đã được Hội đồng giám định y khoa tỉnh Bình Định giám định kết luận: bị Hội chứng London Down, mất khả năng lao động 85 % - Đã được UBND phường, nơi cư trú ( hội đồng thẩm tra ) xác nhận, cấp Giấy chứng nhận khuyết tật với nội dung: + Dạng tật : Tâm thần + Mức độ khuyết tật : khuyết tật đặc biệt nặng. Tôi xin hỏi : Trường hợp Con gái tôi bị khuyết tật đặc biệt nặng như trình bày ở trên và thực tế mấy chục năm qua, việc đi lại của Cháu rất khó khăn, Cháu không đi đâu ra khỏi nhà. Con tôi có được thực hiện giám định vắng mặt hay không ? Có được miễn phí giám định hay không ? và đề nghị được hướng dẫn hồ sơ thủ tục. Trân trọng và cảm ơn.
- xin Bác sĩ cho cháu hỏi: Cháu ỏ tỉnh Quảng Ngãi; cháu có một người quen có ý định muốn chuyển quyền sử dụng đất; tuy nhiên, chồng của người này lại bị bệnh tâm thấn nên khi liên hệ Văn phòng công chứng thì họ yêu cầu phải có quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Khi liên hệ Tòa án thì họ hướng dẫn phải giám định tâm thần ở Huế thì mới nhận đơn yêu cầu. Vậy cho cháu hỏi người quen của cháu phải làm những thủ tục gì để được giám định tâm thần cho chồng để thực hiện các giao dịch dân sự. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên. cháu xin cảm ơn ạ
- Một người có sổ điều trị ngoại trú tâm thần thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chưa bị khởi tố hình sự. Cơ quan điều tra (ở tỉnh Quảng Ngãi) cần thiết phải đưa người này đi giám định tâm thần để có căn cứ xem xét việc khởi tố bị can đối với họ. Vậy xin hỏi thủ tục để đưa người này đi giám định như thế nào
- thủ tục và thời gian giám đinh tâm thần cho bị can như thế nào? và chí phí cho việc giám định là bao nhiêu.
- Việc đề nghị giám định một người mất năng lực hành vi dân sự ( trong vụ việc dân sự) thì hết bao nhiêu tiền. hộ nghèo có được miễn, giảm kinh phí giám định k? nếu được giảm thì giảm bao nhiêu phần trăm?
- Tôi muốn hỏi thời gian giám định đối với giam định nội trú,giam định tại phòng khám,giám định tại chỗ có khác nhau hay không?cụ thể như thế nào
- Xin trung tâm tư vấn: Tại thời điểm gây án bị cáo được xác định về mặt y học: Loạn thần do hoang tưởng và ảo giác chi phối của loạn thần do sử dụng chất giây ảo giác (F16.5). Như vậy tại thời điểm gây án bị cáo có mắc bệnh không. Nếu mắc bệnh là bệnh gì.
- Hỏi: Tôi là nguyên đơn trong một vụ án dân sự. Tôi đã gửi văn bản đề nghị thẩm phán trưng cầu giám định nhưng bị từ chối. Nay tôi có thể tự mình yêu cầu một tổ chức giám định tư pháp tiến hành giám định được không? Nếu có, thì phải thực hiện theo những trình tự, thủ tục gì?
- Hỏi: Xin cho biết bị đơn, bị cáo, bị can, bị hại, nguyên đơn khác nhau như thế nào?
[ Trở lại ] [ Xem tất cả » ] |