Chủ đề Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10.10. 2016:
“Phẩm giá trong Sức khỏe tâm thần - Sơ cứu Tâm lý và Sức khỏe tâm thần cho mọi người” (Dignity in Mental Health-Psychological and Mental Health First Aid for All), chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10 tháng 10 năm 2016 nhằm giải quyết sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị các vấn đề sức khỏe tâm thần vốn đã có từ trước.
Người bị căng thẳng tâm lý và tâm thần, khủng hoảng riêng tư và các rối loạn tâm thần có thể được hưởng lợi khi nhận được sơ cứu tâm lý và sức khỏe tâm thần từ các chuyên gia và cộng đồng. Đây là lý do tại sao Liên đoàn Thế giới sức khỏe tâm thần (World Federation for Mental Health, WFMH) đã chọn “Sơ cứu Tâm lý và Sức khỏe tâm thần” là chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm 2016.
Mục đích của chủ đề trên là mỗi thành viên của cộng đồng có thể: tìm hiểu cách làm thế nào để cung cấp một cách cơ bản về sơ cứu về tâm lý và tâm thần để họ có thể hỗ trợ cho người rối loạn tâm thần trong cùng một cách như họ từng làm đối với người có vấn đề sức khỏe thể chất; giải quyết sự kỳ thị liên quan đến bệnh tâm thần, do đó nhân phẩm của người bệnh được đề cao và tôn trọng; trao quyền cho mọi người thực hiện hành động để nâng cao sức khỏe tâm thần; truyền bá kiến thức về tầm quan trọng ngang nhau của sức khỏe tâm thần và sức khỏe cơ thể, sự thống nhất trong chăm sóc và điều trị; làm việc với các cá nhân và tổ chức để phát triển thực hành một cách tốt nhất trong sơ cứu tâm lý và sức khỏe tâm thần; cung cấp tài liệu học tập có tính chất nhạy cảm về văn hóa để tăng kỹ năng của cộng đồng trong việc quản lý sơ cứu về tâm lý và sức khỏe tâm thần.
Theo Tiến sĩ Simon Njuguna, Cục Trưởng Cục Sức khỏe Tâm thần - Bộ Y tế Kenya, căng thẳng tâm lý và tâm thần có thể xảy ra bất cứ nơi nào - trong nhà, tại trường học, nơi làm việc của chúng ta, trên hệ thống giao thông, trong siêu thị, ở nơi công cộng, trong quân đội và cả trong bệnh viện.
"Sơ cứu về Tâm lý và Sức khỏe tâm thần là một kỹ năng có khả năng cứu rỗi cuộc sống mà tất cả chúng ta cần phải có. Sơ cứu về Tâm lý và Sức khỏe tâm thần có thể giúp ta chống kỳ thị và giúp người dân tiếp cận cách điều trị, chăm sóc người có vấn đề tâm lý và tâm thần", ông nhấn mạnh.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, rối loạn nghiện chất, thần kinh và tâm thần (mental, neurological and substance use disorders, MNS) có tỷ lệ mắc phải trong đời (lifetime prevalence) là 25%, nghĩa là cứ 1 trong 4 người dân sẽ bị MNS tại một số thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.
Mỗi ngày, chung quanh chúng ta, con người thường trải qua những cơn khủng hoảng riêng tư, từ khả năng mất đi một người thân yêu, chịu đựng một tình huống căng thẳng tại nơi làm việc hoặc trải qua một bệnh lý nghiêm trọng mà hậu quả là dẫn đến sự tàn phá của bệnh hoạn, tử vong và tàn tật.
"Phẩm giá trong Sức khỏe tâm thần và Sơ cứu Tâm lý - Sức khỏe tâm thần cho mọi người", chủ đề năm nay sẽ cho phép chúng ta đóng góp vào mục tiêu đưa sức khỏe tâm thần ra khỏi bóng tối để mọi người có cảm giác tự tin hơn trong việc khắc phục sự kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử, điều này đang tiếp tục quấy rầy người bệnh tâm thần, gia đình và người chăm sóc họ ", tiến sĩ Njuguna nói.
ThS.BS. Tôn Thất Hưng
(Lược dịch)
(Nguồn: http://www.health.go.ke )
- SINH LÝ BỆNH TRẦM CẢM VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU TRỊ
- RỐI LOẠN CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM: một thực trạng chưa được quan tâm
- RỐI LOẠN TÂM THẦN DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
- DÙNG THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM KHI CHO CON BÚ
- Nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10.10
- SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH VALPROIC ACID
- Hướng tới Ngày Sức khỏe thế giới 7/4: TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG
- ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHỨNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
- CHỦ ĐỀ NGÀY SỨC KHOẺ THẾ GIƠI 07/4/2017 " TRẦM CẢM: HÃY TRÒ CHUYỆN"
- Chủ đề Ngày Sức khoẻ Tâm thần thế giới 10 tháng 10 năm 2017: SỨC KHOẺ TÂM THẦN TẠI NƠI LÀM VIỆC