hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

SO SÁNH BỊ HẠI VÀ NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015

BLTTHS năm 2015 đã có những thay đổi căn bản Bị hại và Nguyên đơn dân sự. Theo đó Bị hại và Nguyên đơn dân sự có những đặc điểm chung cơ bản sau đây:

1. Giống nhau:

 - Về đối tượng: Đối tượng của Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều là cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Về quyền của Bị hại và Nguyên đơn dân sự: Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều có các quyền sau đây:

  • Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;  
  • Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
  • Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình…

 2. Khác nhau:

 

Tiêu chí

Bị hại

Nguyên đơn dân sự

Pháp luật

Điều 62, BLTTHS 2015

Điều 63, BLTTHS 2015

Khái niệm

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tính chất thiệt hại

Bị thiệt hại trực tiếp

VD:

-A đánh B. B được coi là bị hại.

-Trường Đại học A bị trộm đột nhập và bị mất 10 chiếc máy vi tính. Trong trường hợp này Trường Đại học A là bị hại.

Bị thiệt hại gián tiếp.

VD: A đánh B tại nhà C làm hư hỏng đồ đạc nhà C. C là người bị thiệt hại gián tiếp, nên sẽ được coi là nguyên đơn dân sự.

Tham gia tố tụng

Được tham gia tố tụng ngay cả khi không có yêu cầu.

Chỉ được tham gia tố tụng khi có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ví dụ đối với trường hợp A với B đánh nhau tại nhà C bên trên, C chỉ được coi là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự nếu như C có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

 

Quyền

– Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.

– Được quyền: Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

– Chỉ được quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường.

– Không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.

– Chỉ được quyền: Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại

Nghĩa vụ

– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

– Bên nguyên đơn dân sự phải có thêm nghĩa vụ: Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

 

                                                                                      ThS.BS. Tôn Thất Hưng

                                                                                                    (Tổng hợp)           

 

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Phổ biến kiến thức: Giám định pháp y tâm thần

Lượt truy cập: 1356351
 
Đang trực tuyến: 163