Thông tư 18/2015/TT-BYT Ban hành Quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần
Trích ngang Thông tư 18/2015/TT-BYT Ban hành Quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần:
3. Hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
3.1. Hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định cung cấp và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 21, Điểm a Khoản 3 Điều 22 Luật giám định tư pháp.
3.2. Hồ sơ gửi tới tổ chức pháp y tâm thần trước ít nhất 10 ngày làm việc để nghiên cứu.
3.3. Hồ sơ trưng cầu giám định gồm:
a) Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần của người trưng cầu giám định có các nội dung
theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật giám định tư pháp, do người có thẩm quyền ký, đóng dấu.
b) Các tài liệu liên quan đến việc giám định pháp y tâm thần bao gồm:
- Lý lịch đối tượng giám định;
- Tài liệu điều tra thu thập được trong vụ án;
- Các bản cung của đối tượng giám định;
- Các bản khai của đối tượng giám định;
- Các bản ghi lời khai của nhân chứng;
- Các bản khai của bị hại;
- Nhận xét của tổ chức giam giữ (nếu có) bao gồm nhận xét của: Quản giáo, y tế trại tạm giam, can phạm cùng phòng về quá trình sinh hoạt và những hoạt động hằng ngày của đối tượng;
- Cáo trạng (nếu có);
- Biên bản phiên tòa (nếu có).
c) Các tài liệu liên quan đến sức khỏe của đối tượng giám định (đặc biệt là sức khỏe tâm thần của đối tượng giám định), bao gồm:
- Nhận xét của cơ quan hoặc chính quyền địa phương về đối tượng giám định;
- Nhận xét của y tế địa phương về tình hình bệnh tật của đối tượng giám định, có xác nhận của Trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là y tế cấp xã);
- Nhận xét của 02 người hàng xóm trở lên (người không có quan hệ họ hàng, thân thích với đối tượng giám định);
- Báo cáo của gia đình về đặc điểm, tình hình bệnh tật, quá trình phát triển từ nhỏ tới hiện tại của đối tượng giám định, trong đó cần nêu rõ việc có hay không sử dụng rượu, ma túy của đối tượng giám định;
- Bản sao bệnh án của cơ sở y tế đã khám và điều trị bệnh cho đối tượng giám định, các tài liệu liên quan đến khám chữa bệnh của đối tượng giám định (nếu có).
3.4. Hồ sơ yêu cầu giám định bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu giám định tư pháp gồm các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật giám định tư pháp;
b) Bản sao giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp;
c) Các tài liệu quy định tại Điểm 3.3.c Khoản 3 Mục I Phần I Quy trình này.
4. Đối tượng giám định
4.1. Đối tượng giám định là người đang còn sống, do người trưng cầu hoặc người yêu cầu đưa tới khi được tổ chức pháp y tâm thần đồng ý tiếp nhận giám định.
4.2. Trường hợp đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định đã chết hoặc mất tích được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức pháp y tâm thần sẽ giám định trên hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu cung cấp.
- Thông tư 31/2015/TT-BYT Quy định việc áp dụng chế độ bồi dưỡng, thời gian và số người thực hiện giám định đối với từng loại việc giám định pháp y, pháp y tâm thần
- QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
- Thông tư số: 23/2019/TT-BYT.
- Nghị định số 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
- Quyết định 2969/QĐ-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.