hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI 10.10.2021 "SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG MỘT THẾ GIỚI KHÔNG BÌNH ĐẲNG"

Tiến sĩ Ingrid Daniels, Chủ tịch Liên đoàn Tâm thần Thế Giới (WFMH), đã thông báo chủ đề của Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm 2021 là ‘Sức khỏe tâm thần trong một thế giới không bình đẳng’.

Chủ đề trên đuợc lựa chọn thông qua việc bỏ phiếu toàn cầu, với sự tham gia của các thành viên trong WFMH, các bên liên quan cùng những nguời ủng hộ; vì thế giới đang ngày một phân hóa - những nguời giàu càng giàu hơn và số luợng người nghèo vẫn còn quá cao. Chủ đề của năm 2021 nhấn mạnh về sự bất bình đẳng do chủng tộc và dân tộc, khuynh hướng tình dục và bản dạng giới, và sự thiếu tôn trọng quyền con người, bao gồm cả những người mắc rối loạn tâm thần, ở nhiều quốc gia. Những sự bất bình đẳng này đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người dân.

Chủ đề của năm nay nhấn mạnh rằng việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần còn nhiều bất công, trong đó từ 75 - 95% số người mắc rối loạn tâm thần ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình không thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, và khả năng tiếp cận ở các nước thu nhập cao cũng không khá hơn là bao. Việc đầu tư cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần không cân xứng với ngân sách chung của ngành y tế góp phần gây nên ‘khoảng trống điều trị’ (treatment gap*) trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

* khoảng trống điều trị (treatment gap): chênh lệch giữa tỷ lệ mắc một rối loạn tâm thần với những người mắc rối loạn đó được điều trị, tức là tỷ lệ (%) những người mắc một rối loạn mà không được điều trị.

Nhiều người mắc rối loạn tâm thần nhưng lại không được điều trị, do đó họ cùng gia đình, người thân tiếp tục phải nhận về sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Khoảng cách giữa những người ‘có thể tiếp cận’ và ‘không thể tiếp cận’ ngày càng tăng và vẫn sẽ luôn có những người mắc vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng không được chăm sóc.

Sự kì thị và phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm thần, mà còn ảnh hưởng đến cơ hội học tập, làm việc, khả năng kiếm tiền của người mắc rối loạn tâm thần; đồng thời ảnh hưởng đến gia đình và người thân của họ. Sự bất bình đẳng này cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ giải quyết những bất công này và đảm bảo cho những người mắc rối loạn tâm thần được hòa nhập đầy đủ mọi khía cạnh của cuộc sống.

Những người mắc bệnh về cơ thể cũng thường trải qua sự đau khổ về tâm lý và gặp một số vần đề về sức khỏe tâm thần. Ví dụ như suy giảm thị lực. Trên toàn thế giới có hơn 2,2 triệu người bị suy giảm thị lực và phần lớn trong số họ cũng bị lo âu và/hoặc trầm cảm. Điều này thật tồi tệ với những người suy giảm thị lực có điều kiện kinh tế xã hội kém.

Đại dịch COVID 19 càng cho thấy ảnh hưởng của bất bình đẳng lên kết quả chăm sóc sức khỏe, và không một quốc gia nào, kể cả các nước giàu, có sự chuẩn bị đầy đủ cho điều này. Đại dịch COVID 19 đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi lứa tuổi, theo nhiều cách khác nhau: thông qua việc nhiễm bệnh, đôi khi làm chúng ta bị mất đi người thân; ảnh hưởng đến kinh tế, gây thất nghiệp; và giãn cách xã hội có thể dẫn đến sự cô lập.

Chúng ta cần hành động ngay lập tức.

Chiến dịch ‘ Sức khỏe tâm thần trong một thế giới không bình đẳng’ của Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm 2021 cho phép chúng ta tập trung vào các vấn đề gây kéo dài sự bất bình đẳng sức khỏe tâm thần tại địa phương và trên toàn cầu. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ các xã hội dân sự thực hiện vai trò của mình trong việc giải quyết sự bất bình đẳng tại địa phương. Chúng tối mong muốn khuyến khích các nhà nghiên cứu chia sẻ hiểu biết của quý vị về sự bất bình đẳng trong sức khỏe tâm thần, bao gồm cả những ý tưởng thực tiễn về cách giải quyết sự bất bình đẳng đó.

Khi Liên đoàn Tâm thần Thế Giới (WFMH) được thành lập vào năm 1948, chiến tranh đã chấm dứt nhưng thế giới vẫn trong một cơn khủng hoảng lớn, và phần lớn sự khủng hoảng này được giải quyết nhờ việc hợp tác giữa WFMH, WHO, UN, UNESCO cũng như các tổ chức toàn cầu khác và những công dân quan tâm đến sức khỏe tâm thần.

Hiện nay, chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng khác, làm gia tăng sự bất bình đẳng về xã hội, kinh tế và sức khỏe. Chiến dịch của Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm 2021 là cơ hội để chúng ta xích lại gần và cùng nhau hành động để giải quyết sự bất bình đẳng, nhằm giúp cho mọi người đều có được sức khỏe tâm thần tốt.

Hãy là một đối tác, một người ủng hộ.

ThS.BS. Tôn Thất Hưng

(Dịch thuật)

Nguồn: https://www.mentalhealth.org.uk/campaigns/world-mental-health-day

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Phổ biến kiến thức bệnh tự kỷ

Lượt truy cập: 1356227
 
Đang trực tuyến: 67