hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

Nghiên cứu Tổn hại kinh tế do Bệnh Tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình và xã hội tại bảy phường, thành phố Huế

Để làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng, trước hết cần phải vượt qua những rào cản về nhận thức của cộng đồng, đầu tiên là sự kỳ thị của xã hội. Đề tài này được nghiên cứu đã khá lâu (9 năm), nhưng hiện nay vẫn còn tính thời sự, nhằm kêu gọi chính quyền, các đoàn thể và toàn cộng đồng tăng cường có hiệu quả hơn nữa công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tâm thần cho nhân dân nhằm giảm thiểu tổn hại tâm lý xã hội do bệnh tâm thần phân liệt gây ra.
 
NGHIÊN CỨU TỔN HẠI TÂM LÝ XÃ HỘI DO BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
GÂY RA CHO GIA ĐÌNH TẠI BẢY PHƯỜNG,THÀNH PHỐ HUẾ
 

ThS.BS. Tôn Thất Hưng*

BSCKII. Ngô Đình Thư*

BSCKI. Nguyễn Ngọc Thượt*

BSCKI. Hoàng Thị Anh Đào*

BSCKI. Châu Văn Hậu*

BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Nở**

BSCKI. Nguyễn Thị Cẩm Quỳ***

*Bệnh viện Tâm thần Huế, ** Bệnh viện Đa khoa tỉnh,*** TTYT TP Huế

1. Đặt vấn đề

Tâm thần phân liệt  là bệnh nhiều người mắc,  có khuynh hướng mãn tính, tái phát, đồng thời để lại hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình và cộng đồng về kinh tế cũng như tâm lý xã hội. Một số nghiên cứu cho thấy, tại Hà Tây, có 0,62% dân số; tại Đà Nẵng có 0,65 % dân số mắc bệnh tâm thần phân liệt. Điều tra tại xã Hương Xuân- Hương Trà-Thừa Thiên-Huế (2002), chúng tôi thấy, tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,49%. Điều tra về an toàn xã hội liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt  tại cộng đồng từ năm 1990 đến 1998 ở Hà Tây của Trần Văn Cường cho thấy, tỷ lệ hành vi gây hại các loại của bệnh nhân tâm thần phân liệt đối với bản thân, gia đình và cộng đồng chiếm từ 6,55 - 86,88%. Điều tra trên 3 phường xã tại Thừa Thiên- Huế  (2001), kết quả cho thấy, có 35,3% bệnh nhân tâm thần phân liệt ít nhất có một hành vi gây hại trong thời gian một năm. Những hành vi gây hại ở đây gồm: hành vi gây khó chịu, gây sợ hãi, gây đau đớn, gây chết, gây thiệt hại tài sản cho gia đình; và hành vi tự sát, tình trạng sa sút, tàn phế của bệnh nhân. Những hành vi này khiến cho gia đình càng tăng thêm bất an, lo sợ.

Tuy đã được Nhà nước công  nhận là một trong những mục tiêu y tế quốc gia, nhưng thực tế cho thấy, ngành tâm thần còn gặp rất nhiều khó khăn do tính xã hội hoá chưa cao, một bộ phận chính quyền các cấp và nhân dân chưa thấy hết những tổn hại tâm lý xã hội do bệnh tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình và cộng đồng bên cạnh những tổn hại kinh tế. Trong khi đó, cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này; ngay cả ở nước ngoài, qua tìm kiếm tài liệu tham khảo, chúng tôi thấy còn rất hiếm hoi. Nhận thấy đây là một trong  những vấn đề cấp thiết nhằm cảnh báo và huy động cộng đồng quan tâm giải quyết bệnh tâm thần phân liệt, không những cho người bệnh mà còn làm giảm gánh nặng tâm lý xã hội cho gia đình và cộng đồng, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu Tổn hại tâm lý xã hội do Bệnh Tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình tại bảy phường, thành phố Huế", nhằm hai mục tiêu:

  1.  Đánh giá sự tổn hại tâm lý xã hội do bệnh tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình tại bảy phường, thành phố  Huế.
  2.  Xác định một số yếu tố liên quan đến tổn hại tâm lý xã hội do bệnh tâm thần phân liệt gây ra. 

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng

2.1.1.Đối tượng  nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân tâm thần phân liệt (TTPL) được chẩn đoán theo Bảng Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) có hồ sơ quản lý tại các phường nghiên cứu từ trước tháng 8 năm 2003 cho đến thời điểm điều tra (tháng 8 năm 2005) và người giám hộ (NGH). 

2.1.2. Địa bàn nghiên cứu

Bảy phường nội thành, thành phố Huế quản lý (QL) Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng (DABVSKTTCĐ), đã thành lập Tổ Gia đình bệnh nhân và duy trì hoạt động đều.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu

       Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

       Mẫu thuận tiện, cỡ mẫu: n =144

2.2.3. Kỹ  thuật thu thập số liệu

2.2.3.1. Phỏng vấn, ghi phiếu câu hỏi, tham khảo hồ sơ, khám lâm sàng và quan sát 

Phỏng vấn một người: bố, mẹ hoặc NGH của bệnh nhân (BN), hỏi bệnh nhân, ghi vào phiếu câu hỏi, khám lâm sàng để xác định các yếu tố  bệnh lý, đồng thời tham khảo hồ sơ, bệnh án, quan sát môi trường để đối chiếu với lời khai.

Tất cả NGH đều được điều tra vào hai giai đoạn: hồi cứu trong 12 tháng trước khi quản lý theo dự án quốc gia và 12 tháng sau khi quản lý.

2.2.3.2. Chẩn đoán TTPL

       Chẩn đoán bệnh và thể bệnh TTPL theo ICD 10.

2.2.3.3. Đánh giá sự tổn hại TLXH của gia đình (GĐ):

Chia ra 3 mức độ: Thường xuyên: xuất hiện trong ý nghĩ NGH thường xuyên tuần ≥4 ngày; đôi khi: xuất hiện tuần ≤ 3 ngày; không: không xuất hiện lần nào trong tuần.

  • Mặc cảm tự ty khi có con em mắc bệnh TTPL.
  • Căng thẳng tâm lý, bất an, lo lắng khi phải tiếp xúc lâu dài với người bệnh, nhất là khi bệnh nhân có hành vi gây rối, gây hại cho gia đình và xã hội.
  •  Chịu sự kỳ thị của xã hội: xã hội hắt hủi, né tránh, xem thường, cách ly, chọc ghẹo.
  • Lo sợ người bệnh kích động, tấn công, hủy hoại bản thân, tự sát...

2.2.3.4. Xác định một số yếu tố liên quan đến tổn hại tâm lý xã hội do bệnh TTPL gây ra.

       Có 3 yếu tố liên quan sau :  

  • Trình độ học vấn của người giám hộ
  • Nhận thức của GĐ và cộng đồng về bệnh TTPL: BS điều tra sẽ đặt ra 3 câu hỏi mở soạn sẵn về nguyên nhân, các dấu hiệu chính và phương pháp điều trị bệnh TTPL, và đánh giá 3 mức độ: đúng hoàn toàn, đúng một phần, sai.
  • Mức độ dung nạp của gia đình và cộng đồng: Theo hướng dẫn của Ban Chủ nhiệm DABVSKTTCĐ: chia bốn loại: tốt, khá, trung bình, kém.

Xác định các yếu tố liên quan trên đến mức độ thường xuyên của từng loại tổn hại tâm lý xã hội (TH TLXH): mặc cảm, căng thẳng, chịu sự kỳ thị, lo sợ và xác định các yếu tố liên quan trên đến ít nhất có một loại TH TLXH (thường xuyên hoặc đôi khi).

2.2.4. Công cụ thu thập thông tin

       Dùng phiếu câu hỏi, bệnh án, giấy ra viện, các đơn thuốc.

2.2.5. Xử lý số liệu

      Sử dụng phần mềm EPI INFO 6.04, phương pháp thống kê y học: test   .

3. Kết quả và bàn luận

3.1. Số bệnh nhân TTPL được điều tra

Phú Hội: 21, Phước Vĩnh: 22, Phường Đúc 24, Phú Thuận: 8, Thuận Lộc: 19, Thuận Hoà: 26, Phú Bình: 24. Tổng cộng: 144.

3.2. Giới

Nam: 94 (65,3%), nữ :50 (34,7%),  kết quả này phù hợp với tình hình dịch tễ bệnh TTPL trên thế giới và trong nước.

3.3. Tổn hại tâm lý xã hội

3.3.1. Trước quản lý (TQL) theo Dự án Quốc gia Bảo vệ Sức khỏe tâm thần cộng đồng

3.3.1. 1. Mặc cảm

Bảng 3.1. Phân bố tần số mặc cảm của gia đình TQL

3.3.1.2. Căng thẳng

Bảng 3.2. Phân bố tần số căng thẳng của gia đình TQL

3.3.1.3. Chịu sự kỳ thị của xã hội

Bảng 3.3. Phân bố tần số chịu sự kỳ thị của xã hội TQL

Số GĐ không chịu sự kỳ thị của xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (44,4%), một trong những lý do là người dân đã được giáo dục truyền thông về sức khoẻ tâm thần từ trước thông qua hoạt động của các Tổ Gia đình bệnh nhân tâm thần tại phường.

3.3.1.4. Lo sợ

Bảng 3.4. Phân bố tần số lo sợ của gia đình TQL

Gặp nhiều nhất (45,5%) là số GĐ đôi khi lo sợ bệnh  nhân kích động, tấn công, tự sát, nên họ thường sống trong bất an, luôn đề phòng, làm cho cuộc sống càng căng thẳng.

3.3.2.Trong 12 tháng sau quản lý theo Dự án

3.3.2.1.Mặc cảm

Bảng 3.5. Phân bố tần số mặc cảm của gia đình SQL

So với trước khi quản lý (41,1%), sau quản lý, chỉ còn 16,7% thường xuyên có mặc cảm.

3.3.2.2. Căng thẳng

Bảng 3.6.Phân bố tần số căng thẳng của gia đình SQL

So với giai đọan trước khi quản lý (53,3% GĐ thường xuyên căng thẳng), sau quản lý, chỉ còn 15,3% thường xuyên căng thẳng.

3.3.2.3. Chịu sự kỳ thị của xã hội

Bảng 3.7.Phân bố tần số chịu sự kỳ thị của xã hội SQL

Có đến 64,6% GĐ không chịu sự kỳ thị của xã hội so với 44,4% trước quản lý.

3.3.2.4.Lo sợ

Bảng 3.8.Phân bố tần số lo sợ của gia đình SQL

52,8% GĐ không lo sợ điều gì vì bệnh nhân hiện đang được điều trị ổn định, phục hồi chức năng tâm lý xã hội loại tốt so với 32,9% không lo sợ trước quản lý.

3.4. Xác  định một số yếu tố liên quan

3.4.1. Trước quản lý theo dự án quốc gia

3.4.1.1.Liên quan giữa sự dung nạp và mặc cảm của GĐ

Bảng 3.9. Liên quan giữa sự dung nạp và mặc cảm của GĐ trước quản lý

       =3,25. Liên quan không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.1.2.Liên quan giữa sự dung nạp và căng thẳng của gia đình

Bảng 3.10. Liên quan giữa sự dung nạp và căng thẳng của GĐ  trước quản lý

       =0,79. Liên quan  không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).                      

3.4.1.3. Liên quan giữa trình độ học vấn (TĐHV) của người GH và mặc cảm của gia đình

Bảng 3.11. Liên quan giữa TĐHV của người GH và mặc cảm của GĐ TQL

       = 0,22. Liên quan  không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.1.4.Liên quan giữa học vấn của người GH và căng thẳng TQL

Bảng 3.12.Liên quan giữa học vấn của người GH và căng thẳng TQL

       = 1,54. Liên quan  không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.2. Từ 12 tháng sau quản lý (SQL) theo dự án quốc gia

3.4.2.1. Liên quan giữa sự dung nạp và mặc cảm của GĐ sau quản lý

Bảng 3.13. Liên quan giữa sự dung nạp và mặc cảm của GĐ sau quản lý

       =9,27. Liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Chúng ta thấy, GĐ  dung nạp bệnh nhân từ mức trung bình trở xuống thì thường xuyên mang mặc cảm hơn gia đình có mức dung nạp khá tốt.

3.4.2.2.Liên quan giữa TĐHV của người GH và mặc cảm SQL

Bảng  3.14. Liên quan giữa TĐHV của người GH và mặc cảm SQL

        = 0. Liên quan  không có ý nghĩa thống (p>0,05).

3.4.2.3.Liên quan giữa TĐHV của người GH và căng thẳng SQL

Bảng 3.15. Liên quan giữa TĐHV của người GH và căng thẳng SQL

       = 0,49. Liên quan  không có ý nghĩa thống (p>0,05)

3.4.2.4.Liên quan giữa nhận thức của gia đình và mặc cảm SQL

Bảng 3.16. Liên quan giữa nhận thức của gia đình và mặc cảm SQL

       = 0,11. Liên quan  không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.2.5.Liên quan giữa nhận thức của GĐ và căng thẳng SQL

Bảng 3.17. Liên quan giữa nhận thức của GĐ và căng thẳng SQL

       =2,35. Liên quan  không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.2.6. Liên quan giữa dung nạp của GĐ và có THTLXH trước QL

Bảng 3.18. Liên quan giữa dung nạp của GĐ và có THTLXH trước QL

       = 9,26. Liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,01). GĐ càng có sự dung nạp từ mức trung bình trở xuống, càng dễ bị tổn hại tâm lý xã hội ít nhất một loại nào đó, ở mức độ thường xuyên hoặc đôi khi.

3.4.2.7. Liên quan giứa TĐHV của  người GH và THTLXH trước QL

Bảng 3.19. Liên quan giứa TĐHV của  người GH và THTLXH trước QL

       =1,91. Liên quan  giữa trình độ học vấn của người giám hộ và có ít nhất một loại tổn hại TLXH không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.4.2.8. Liên quan giữa dung nạp của GĐ và THTLXH sau QL

Bảng 3.20. Liên quan giữa dung nạp của GĐ và THTLXH sau QL

       = 17,29. Liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Sau quản lý, tuy GĐ đã được giáo dục sức khoẻ tâm thần, nhưng đôi với những GĐ vẫn còn có sự dung nạp từ mức trung bình trở xuống thì càng rất dễ bị tổn hại TLXH vì họ còn bảo thủ, ít chịu tiếp thu .

4. Kết luận

Nghiên cứu trên 144 bệnh nhân TTPL được quản lý tại bảy phường thành phố Huế, chúng tôi có kết quả như sau:

4. 1.Đánh giá sự tổn hại tâm lý xã hội

4.1.1.Trước quản lý : Gặp nhiều nhất: Thường xuyên có mặc cảm: 45,1%thường xuyên căng thẳng: 53,5% không chịu sự kỳ thị: 44,4%, đôi khi lo sợ: 45,5%

4.1.2.Sau quản lý : Gặp nhiều nhất: đôi khi có mặc cảm: 45,1%đôi khi căng thẳng: 51,4%không chịu sự kỳ thị: 64,6%không lo sợ: 52,8%.

4.2. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê:

 4.2.1.Trước quản lý: Sự dung nạp của gia đình và có ít nhất một loại tổn hại TLXH (p<0,01).

 4.2.2.Sau quản lý: Dung nạp và mặc cảm thường xuyên(p<0,01), sự dung nạp và có ít nhất một loại tổn hại TLXH (p<0,001).

5. Kiến nghị

  • Chính quyền, các đoàn thể và toàn cộng đồng tăng cường có hiệu quả hơn nữa công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tâm thần cho nhân dân.
  • Duy trì sinh hoạt Tổ Gia đình bệnh nhân, giúp cho cộng đồng và gia đình có thái độ đúng đắn đối với bệnh TTPL, xóa bỏ sự kỳ thị, mặc cảm đối với người bệnh.

 

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Cường (1998) “ Điều tra về an toàn xã hội liên quan đến   bệnh tâm   thần phân liệt tại cộng đồng “, Nội san tâm thần học, Hà Nội, số 1, trang 19 - 23.

2. Trần Văn Cường (1998) “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các nhân tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân TTPL trong giám định pháp y tâm thần” , Nội san tâm thần học, Hà Nội, số 1, trang 24 - 32.

3. Trần Cao Cường (2000) “ Nghiên cứu hậu quả của bệnh TTPL đối với gia đình và xã hội”, Nội san tâm thần học, Hà Nội, số 4,  trang 23 - 27.

4. Tôn Thất Hưng (2005), “Tìm hiểu các yếu tố liên quan hành vi gây hại của bệnh tâm thần phân liệt tại một số xã quản lý Dự án BVSK Tâm thần cộng đồng Thừa Thiên- Huế”, Chuyên đề Tâm thần học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, số 8, trang 121-125.

5. Tôn Thất Hưng (2006), “Nghiên cứu tổn hại kinh tế do bệnh tâm thần phân liệt gây ra và một số yếu tố liên quan tại bảy phường thành phố Huế”, Tạp chí  Y học thực hành, số 536/2006, Bộ Y tế, Hà Nội, trang 163-170.

6. Dương Quang Minh, Tôn Thất Hưng (2008), “ Điều tra dịch tễ các rối loạn tâm thần thường gặp tại xã Hương Xuân- Hương Trà- Thừa Thiên- Huế ”, Tạp chí Y học thực hành, số 596/2008, Bộ Y tế, Hà Nội, trang 523-530.

7. Nguyễn Văn Siêm (1998): “Thí điểm chăm sóc bệnh nhân TTPL mãn tính dựa vào cộng đồng”,Tài liệu tập huấn, Huế, trang 1  -  8.

8. American Psychiatric Association (1996), MINI DSM IV, Criteres diagnostiques, (Washington DC, 1994), Traduction franaise, Masson, Paris.

9.  Rouillon F.(1995),  Epidémiologie psychiatrique, Dufar, Paris.

10. World  Health Orgazination (1992). The ICD  10 Classification of Mental and Behavioural Disorders, Geneva.

Trích nguồn: http://bvtthan.thuathienhue.gov.vn/

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Bệnh trầm cảm - dấu hiệu và phương pháp điều trị

Lượt truy cập: 1356644
 
Đang trực tuyến: 105