ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG RƯỢU GẶP TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng rượu xuất hiện và tồn tại từ rất lâu và phổ biến trên thế giới. Hậu quả của lạm dụng rượu và nghiện rượu rất nặng nề, đối với bản thân người nghiện thì mắc các bệnh cơ thể, thần kinh và tâm thần dẫn đến tàn phế, đối với gia đình và xó hội thì gây ra những hậu quả xấu về kinh tế, văn hoá và trật tự an ninh.
Người lạm dụng rượu và nghiện rượu cú nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Theo Falret. J (1995) nghiên cứu mối liên quan giữa tội giết người và bệnh lý tâm thần thấy: Ở Pháp hàng năm có khoảng 1300 trường hợp tội giết người được thống kê trong đó có 50 người được nhận vào giám định pháp y tâm thần và nghiện rượu chiếm 1/3 các đối tượng trên.
Ở Việt Nam, qua nghiên cứu của tác giả Trần Văn Cường trong lĩnh vực giám định pháp y tâm thần thấy tỷ lệ đối tượng liên quan đến rượu chiếm từ 1,2-2,7% các đối tượng được nhận vào giám định pháp y tâm thần tại Tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương.
Để đi sâu nghiên cứu các đối tượng giám định pháp y tâm thần liên quan đến sử dụng rượu, mục tiêu đề ra là:
- Các trạng thái bệnh lý rượu gặp trong giám định pháp y tâm thần
- Đặc điểm, tính chất hành vi phạm tội của người sử dụng rượu gặp trong giám định pháp y tâm thần.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
- Các trường hợp phạm tội liên quan đến sử dụng rượu được cơ quan pháp luật trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương từ năm 2008 đến năm 2011.
- Số lượng 15 trường hợp.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Khai thác tiền sử, bệnh sử thông qua các tài liệu do cơ quan trưng cầu cung cấp và tiếp xúc trực tiếp với đối tượng giám định.
- Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để đánh giá được động cơ, mục đích phạm tội. Xác định đặc điểm, tính chất hành vi phạm tội cũng như hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
- Theo dõi, thăm khám lâm sàng toàn diện, có hệ thống, các biểu hiện được ghi chép đầy đủ, tỷ mỉ. Thời gian lưu đối tượng để theo dõi trong vòng từ 4 đến 6 tuần.
- Cho đối tượng giám định làm đầy đủ các xét nghiện cận lâm sàng
- Hội đồng giám định có từ 3 giám định viên trở lên
- Chẩn đoán xác định dựa vào ICD-10 năm 1992.
- Tổng hợp và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê.
KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
- Giới: 100% là nam giới.
- Tuổi: Chủ yếu gặp ở lứa tuổi 35-44 chiếm 66,06% và 25-34 chiếm 20,0%.
- Trình độ văn hoá: Cấp I: 46,66%; Cấp II: 46,66%; Cấp III: 6,68%.
2. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 1. Thời gian sử dụng rượu
Thời gian (năm) |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
1-5 |
2 |
13,33 |
6-10 |
6 |
40,00 |
11-15 |
3 |
20,00 |
16-20 |
4 |
26,67 |
Tổng cộng |
15 |
100 |
Bảng trên cho thấy tỷ lệ cao nhất ở nhóm sử dụng rượu từ 6-10 năm (40,00%)
Bảng 2. Phân loại theo trạng thái bệnh lý rượu
Chẩn đoán |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
F10.2 |
5 |
33,33 |
F10.5 |
7 |
46,67 |
F10.7 |
3 |
40,00 |
Tổng cộng |
15 |
100 |
Đặc điểm, tính chất hành vi phạm tội
Bảng 3. Phương tiện và hình thức phạm tội
Phương tiện và hình thức |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Dao, mác, vật nhọn đâm chém |
8 |
53,33 |
Cây, gậy, gạch đánh đập |
3 |
20,00 |
Hiếp dâm |
2 |
13,33 |
Trộm cắp, cướp giật |
1 |
6,67 |
Tay, chân đánh |
1 |
6,67 |
Cộng |
15 |
100 |
Bảng trên cho thấy phương tiện và hình thức phạm tội chủ yếu là dùng dao mác, vật nhọn đâm chém (53,33%).
Bảng 4. Hậu quả tác hại
Hậu quả |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Chết người |
7 |
46,67 |
Gây thương tích |
5 |
33,33 |
Ảnh hưởng nhân phẩm con người |
2 |
13,33 |
Gây rối trật tự an ninh |
1 |
6,67 |
Cộng |
15 |
100 |
Bảng trên cho thấy hậu quả chủ yếu là dẫn đến chết người (46,67%) và gây thương tích (33,33%).
Bảng 5. Liên quan giữa người bị hại và đối tượng phạm tội
Người bị hại |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Người thân trong gia đinh |
4 |
26,66 |
Bàn bè, hàng xóm |
10 |
66,67 |
Đối tượng khác |
1 |
6,67 |
Cộng |
15 |
100 |
Bảng trên cho thấy đối tượng bị hại chủ yếu là bạn bè, người hàng xóm (66,67%) và người thân trong gia đình (26,66%).
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
- Về giới: 100% là nam giới, có thể do phong tục tập quán của người Việt nam chủ yếu nam giới sử dụng rượu. phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Cường điều trị cai rượu tại cộng đồng 100% là nam giới [1].
- Về tuổi: Chủ yếu gặp ở lứa tuổi 35-44 (66,06%) và 25-34 (20,00%). Đây là lứa tuổi lao động và hoạt động xã hội chủ yếu, có nhiều mối quan hệ giao lưu, vì vậy việc sử dụng rượu cũng nhiều hơn.
- Về trình độ văn hoá: Chủ yếu các đối tượng có trình độ văn hoá thấp nên hạn chế khả năng nhận thức tác hại của rượu.
2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
- Về thời gian sử dụng rượu: Tỷ lệ cao nhất ở nhóm sử dụng rượu từ 6-10 năm (40,0%) vì khi sử dụng rượu sau một thời gian nhất định mới dẫn đến nghiện rượu, hoặc có biến đổi về nhân cách cũng như các biểu hiện rối loạn hoạt động tâm thần và dẫn đến hành vi phạm tội. những trường hợp mới sử dụng rượu phạm tội thường rơi vào trạng thái say rượu thông thường. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng[3]
- Về phân loại trạng thái bệnh lý rượu: chỉ gặp 3 trong số 10 nhóm các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, trong đó chủ yếu nhóm rối loạn loạn thần (F10.5) và hội chứng nghiện (F10.2). kết quả trên có lẽ là phù hợp vì như ở bảng 1 về thời gian sử dụng rượu tập trung chủ yếu ở nhóm 6-10 năm là thời gian đủ để gây nghiện cũng như các rối loạn hoạt động tâm thần cho người sử dụng.
- Về phương tiện và hình thức phạm tội: chủ yếu là dùng dao mác, vật nhọn đâm chém (53,33%). Hành vi phạm tội của người bệnh thường là bột phát, bất ngờ, không có sự chuẩn bị trước vì vậy họ thường sử dụng những vật dụng dễ thấy, gần tầm tay trong sinh hoạt hàng ngày.
- Về hậu quả tác hại: Hậu quả chủ yếu dẫn đến chết người (46,67%) và gây thương tích(33,335). kết quả này là phù hợp vì đa số đối tượng phạm tội có biểu hiện biến đổi nhân cách hoặc rối loạn tâm thần nên khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi bị hạn chế, mặt khác hành vi của họ xảy ra đột ngột, bất ngờ, những người xung quanh không biết để có biện pháp đề phòng vì vậy hậu quả gây ra do đối tượng phạm tội là rất nặng nề.
- Về quan hệ của người bị hại với đối tượng phạm tội: Chủ yếu là bạn bè hàng xóm và những người thân trong gia đình, đó là những người gần gũi nhất với bệnh nhân trong quan hệ cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, dễ xảy ra mâu thuẫn, va chạm với bệnh nhân và gánh chịu hậu quả do hành vi phạm tội của bệnh nhân gây ra.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 15 trường hợp phạm tội liên quan đến sử dụng rượu gặp trong giám định pháp y tâm thần, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
- 100% đối tượng là nam giới
- Chỉ gặp 3 trong 10 nhóm các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu là F10.2, F10.5, F10.7.
- Phương tiện và hình thức phạm tội chủ yếu là dao, mác, vật nhọn đâm chém (53,33%).
- Hậu quả gây ra là rất nặng nề, chủ yếu dẫn đến chết người (46,67%) và gây thương tích (33,33%).
- Đối tượng bị hại chủ yếu là bạn bè, người hàng xóm (66,67%) và người thân trong gia đình (26,66%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Cường và cộng sự (2001): Điều tra dịch tễ và bước đầu điều trị cai rượu tại cộng đồng, Nội san tâm thần- Bệnh viện tâm thần trung ương1, trang 8-11.
2. Trần Văn Cường (1999): Nhận xét 50 trường hợp cai rượu tại cộng đồng. Nội san tâm thần- Bệnh viện tâm thần Trung ương 1. trang 19-22.
3. Nguyễn Mạnh Hùng (1999): Nghiên cứu lâm sàng loạn thần do rượu. Nội san tâm thần- Bệnh viện tâm thần Trung ương 1. Trang 27-31
4. Đường khắc Tám (1994): Nhận xét tình hình phạm tội của người bệnh tâm thần trong 2 năm 9 1993-1994). Nội san bệnh viện tâm thần Biên Hoà. Trang 63-68.
5. Ngô Văn Vinh (2011): Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần. Luận án tiến sỹ y học.
6. Psychoactive Substance use in Geneva 1992 7. Falret. J (1995): Homicid et pathologie mental. Hume urs. P15 8. WHO (1992): ICD-10.
NGÔ VĂN VINH VÀ TRẦN VĂN TRƯỜNG
Nguồn: Tạp chí Y học thực hành - http://www.yhth.vn/
- Nghiên cứu Tổn hại kinh tế do Bệnh Tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình và xã hội tại bảy phường, thành phố Huế
- Nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến Rối loạn hành vi của thanh thiếu niên tại ba phường, thành phố Huế
- Nghiên cứu dịch tễ và yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến các rối loạn tâm thần thường gặp tại Phường Xuân Phú - TP Huế
- Thang đánh giá tâm thần ngắn
- Phân loại một số rối loạn tâm thần và hành vi theo ICD 10 - Phiên bản 2015
- Nghiên cứu tình hình và yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến Rối loạn trầm cảm tại phường Xuân Phú - TP Huế
- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CHẤT DẠNG AMPHETAMINE TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỘT SỐ YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG & YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI CÁC ĐỐI TƯỢNG RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI DO SỬ DỤNG RƯỢU TRONG GĐPYTT