hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ ĐỐI TƯỢNG TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN NỘI TRÚ


1.Cơ sở pháp lý

     - Hiến pháp năm 2013:

      Điều 38 “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”.

     - Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định:

        Điều 1 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ

     Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.

       Điều 23: Quyền được khám bệnh và chữa bệnh.

     Mọi người khi ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn được khám bệnh, chữa bệnh

tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nơi công dân cư trú, lao động, học tập.

        Điều 25: Trách nhiệm của thầy thuốc.

     Thầy thuốc có nghĩa vụ khám bệnh chữa bệnh, kê đơn và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho người bệnh; phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh.

        -Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định:

         Điều 7:   

                          - Người bệnh có  quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế.

                       - Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.

                          - Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả.                                  

         Điều 35: Nghĩa vụ của người hành nghề đối với người bệnh:

                        - Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.

                         -Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

                       - Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

        - Luật Thi hành án hình sự năm 2019 :

                Khoản 1 và 2 Điều 55 quy định chế độ khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại trại tạm giam, trại giam của phạm nhân như sau:

         +Phạm nhân bị ốm, bị thương tích thì được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước nơi gần nhất. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để điều trị; trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.

        + Trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh, bệnh viện quân đội xây dựng hoặc bố trí một số buồng riêng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho phạm nhân. Việc quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chịu trách nhiệm.”

        - Quyết định 2340/QĐ-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung:

         Khoản 3 Điều 7 Chương II: “Khám và điều trị theo yêu cầu bệnh nhân tâm thần theo yêu cầu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh”.

2. Mục đích điều trị

      - Đối tượng giám định khi mắc  bệnh phải được điều trị  vì mục đích nhân đạo, ý nghĩa nhân văn, tính công bằng trong bảo vệ sức khỏe  mà người thầy thuốc phải thực hiện và cộng đồng xã hội phải hỗ trợ cho dù họ là ai.

       - Điều trị bảo vệ sức khỏe cho đối tương để có đủ sức khỏe tham gia giám định.

       -Điều trị bệnh tâm thần để phòng chống sự chống đối xã hội, đối tượng hợp tác giám định.

       - Bác sĩ, giám định viên, điều dưỡng, kỹ thuật viên Trung tâm có điều kiện nâng cao tay nghề để phục vụ tốt công tác giám định pháp y tâm thần.

3. Nguyên tắc điều trị

 Kết hợp, lồng ghép hợp lý, có hiệu quả giữa chức năng giám định một cách chính xác, khách quan với nhiệm vụ chẩn đoán, điều trị theo dõi đối tượng giám định nội trú kịp thời  về bệnh tâm thần và bệnh đa khoa kèm theo bằng nhiều phương pháp để bảo đảm sức khỏe cho đối tượng và trật tự an toàn trong quá trình giám định.

4. Điều trị theo dõi đối tượng giám định tại Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền Trung trong những năm qua

4.1.Tình hình điều trị theo dõi đối tượng giám định nội trú tại Trung tâm và sau khi xuất viện

STT

Điều trị bệnh tâm thần kinh

Chỉ điều trị bệnh khác kèm theo

Tổng cộng

Tỷ lệ %

2017

56

12

68

70,1

2018

108

05

108

81,2

2019

92

00

92

77,3

2020

43

21

64

66

 

4.2.Các loại, thể  bệnh cần điều trị

Hội đồng Thuốc và Điều trị Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung ban hành Quy định tạm thời về việc chỉ định điều trị bằng thuốc an thần kinh và kháng động kinh đối với đối tượng giám định có bệnh lý như sau:

      1. Các trường hợp loạn thần cấp có hoang tưởng, ảo giác, ý tưởng tự sát, chi phối hành vi người bệnh; khiến người bệnh có hành vi kích động, chống đối, tự sát, gây nguy hiểm cho xã hội và bản thân.

       2. Các trường hợp kích động tâm thần vận động; xung động động kinh, phân liệt; cơn động kinh tâm thần.

  1. Các trường hợp chán ăn tâm thần, có hành vi tự sát.

      4. Có triệu chứng không nói do hoang tưởng, ảo giác chi phối hoặc do hiện tượng phủ định, lú lẫn, rối loạn phân ly, gây trở ngại cho quá trình theo dõi giám định.

      5. Động kinh đã được chẩn đoán xác định và đã, đang điều trị trước khi vào viện do Bệnh viện cấp huyện trở lên thực hiện.

       6. Điều trị liên tục các đối tượng  đến giám định sau khi điều trị bắt buộc tại Bệnh viện tâm thần khác .

 4.3.Phân loại bệnh tâm thần được giám định nội trú tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền Trung năm 2020

STT

Bênh; thể bệnh, rối loạn tâm thần

Mã số

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Tâm thần phân liệt

F20

19

18,48

2

Rối loạn phân liệt cảm xúc

F25

05

4,81

3

Động kinh có biến đổi trí năng, nhân cách và động kinh tâm thần

G40

16

15,3

4

Rối loạn tâm thần do rượu

F10

03

2,88

5

Rối loạn tâm thần do sử dụng nhiều loại ma tuý và các chất tác động tâm thần khác

F F19

16

15,3

6

Chậm phát triển tâm thần

F70-F72

20

19,23

7

Hội chứng sau chấn động não

F07.2

03

2,88

8

Rối loạn nhân cách thực tổn

F07.0

04

3,84

9

Rối loạn hoang tưởng thực tổn

F06.2

02

1,92

10

Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định loại xung động

F60.30

01

0,96

11

Hội chứng quên thực tổn

F04

03

2,88

12

Câm điếc bẩm sinh

H93.3

01

0,96

13

Rối loạn cảm xúc không biệt định

F39

01

0,96

14

Giai đoạn trầm cảm vừa

F32.1

01

0,96

15

Rối loạn tâm thần không biệt định do tổn thương não

F06.9

02

1,92

16

Rối loạn hoang tưởng

F22

01

0,96

17

Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm

F41.2

01

0,96

18

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm có các triệu chứng loạn thần

F31.2

01

0,96

19

Hội chứng nghiện các chất có thuốc phiện

F11.2

01

0,96

20

Rối loạn loại phân liệt

F12

01

0,96

21

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm nhẹ

F31.0

01

0,96

22

Rối loạn tâm thần biệt định khác do tổn thương não

F06.8

01

0,96

 

Tổng cộng

 

104

100,00

5.Phương pháp điều trị và chi phí

     - Bằng hóa dược (thuốc), tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng.

     -Trung tâm chỉ cung ứng các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, các loại thuốc khác, gia đình và cơ quan trưng cầu phải tự chi trả vì Trung tâm  không được cấp kinh phí mua thuốc đầy đủ như bệnh viện và chưa đăng ký bảo hiểm y tế.

 6.Điều trị sau khi giám dịnh và xuất viện

     - Trung tâm cấp thuốc chuyên khoa đặc trị  một đợt 10 ngày, sau đó, đối tượng tiếp tục được khám theo dõi điều trị tại cơ sở chuyên khoa tâm thần tuyến  huyện, tỉnh.

     - Cơ quan công an có nhiệm vụ phối hợp với người nhà và cơ sở chuyên khoa tâm thần tuyến huyện, tỉnh để điều trị cho đối rượng.

     - Điều trị bệnh tâm thần nói chung là dài ngày, có khi nhiều năm hoặc suốt đời , có thể điều trị nội hoặc ngoại trú tùy chỉ định của BS, trong trường hợp điều trị bắt buộc, phải được có quan tố tụng phê duyệt.

         + Nếu đốí tượng có chỉ định điều trị bắt buộc: Chuyển Bệnh viện tâm thần  có chức năng điều trị bắt buộc.

         + Nếu  đối tượng được tại ngoại hoặc hưởng án treo:

             *Gia đình tiếp tục chuyển điều trị ngoại trú có bảo hiểm y tế hoặc không tại tuyến huyện, tỉnh như bệnh nhân bình thường .

             *Trong trường hợp bệnh có chỉ định điều trị nội trú (không phải điều trị bắt buộc ), cơ quan công an  phối hợp với bệnh viện  tâm thần  và chuyển đối tượng nhập viện.

        + Nếu đối tượng tiếp tục bị tạm giam hoặc thi hành án phạt tù giam:

            *Cơ quan điều tra hoặc trại giam đưa đối tượng đến khám bệnh tại bệnh viện tâm thần tỉnh hoặc phòng khám tâm thần tuyến huyện định kỳ 15 ngày- 1 tháng 1 lần.
            * Hoặc mời BS tâm thần tại các cơ sở nêu trên  đến trại giam khám định kỳ.

            * Trong trường hợp bệnh có chỉ định điều trị nội trú (không phải điều trị bắt buộc ), cơ quan công an  phối hợp với bệnh viện  tâm thần  và chuyển đối tượng được nhập viện.

           * Trường hợp người nhà tự túc mua thuốc  (theo đơn),  trại giam chuyển thuốc vào y tế trại giam để kiểm tra trước khi cho đối tượng uống.

7.Kết luận:

     -   Điều trị một số bệnh tâm thần và các bệnh khác kèm theo  nhằm bảo đảm sức khỏe cho đối tượng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám định.

     - Điều trị sẽ làm giảm thiểu các triệu chứng có hại cho sức khỏe đối tượng và bảo vệ trật tự an toàn trong Trung tâm.

     - Khi xuất viện, bệnh tình của đối tượng sẽ tạm ổn và được bác sĩ chỉ định  phác đồ điều trị phù hợp để  chuyển cơ sở chuyên khoa tâm thần  điều trị liên tục lâu dài về sau.

  8.Kiến nghị

      - Bộ Y tế, Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I:

      - Tiếp tục  nghiên cứu cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh nội trú cho Trung tâm (đã có Tờ trinh ), hiện Trung tâm mới có giấy phép khám chữa bệnh ngoại trú.

      - Cấp đủ kinh phí mua thuốc và vật tư y tế.

     - Giám định viên, bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo liên tục, cập nhật thông tin về chuyên môn pháp y tâm thần và điều trị để nâng cao tay nghề.

     - Giám định viên, bác sĩ, điều dưỡng  Trung tâm được tham gia các hội nghị khoa học chuyên đề của ngành tâm thần ngoài  ngành pháp y tâm thần.

     - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hoàn chỉnh  để Trung tâm thực hiện chức năng giám định và điều trị theo yêu cầu.

Ths. Tôn Thất Hưng

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Phóng sự nghiện game

Lượt truy cập: 1356359
 
Đang trực tuyến: 168