hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

RỐI LOẠN TÂM THẦN DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Chấn thương sọ não là một tai biến thường gặp trong đời sống, đặc biệt do bom đạn chiến tranh, tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não ở Việt Nam chiếm từ 0,5 đến 0,7% dân số, là một bệnh phổ biến.

1. Đại cương:

      -  Chấn thương sọ não (CTSN) là một tai biến thường gặp trong đời sống, đặc biệt do bom đạn chiến tranh, tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

      -  Rối loạn tâm thần do CTSN (RLTTDCTSN ) ở Việt Nam từ 0,5đến 0,7% dân số, là một bệnh phổ biến.

      -  Phân loại:  Có 2 loại : CTSN hở và kín tùy theo màng cứng có bị tổn thương hay không. CTSN kín chia làm 2 loại:

   + Chấn thương não ( Commotion Cérébrale)

   + Đụng dập não (Commosion Cérébrale)

       -  RLTT có thể phát sinh trực tiếp ngay sau khi chấn thương (giai đoạn cấp tính và giai đoạn đầu ) hoặc ở giai đoạn muộn gọi là hậu quả xa của CTSN.

2. Giai đoạn cấp tính:

       -  Sau chấn thương đụng dập não hay máu tụ, hôn mê xuất hiện ngay tức khắc hoặc sau một khoảng tỉnh (intervalle libre).

       - Nếu CTSN ở mức độ nhẹ: có trạng thái lú lẫn nhưng mất đi nhanh chóng trong vài giờ đến vài ngày, bệnh nhân có tình trạng quên từng mảng (amnésie lacunaire).

       -  Nếu CTSN ở mức độ nặng: có hội chứng Korsakov và lú lẫn kéo dài.

        + Nếu HC  Korsakov xuất hiện  sớm ngay sau CTSN thì sẽ khỏi hẳn, nếu xuất hiện chậm thì sẽ kéo dài và báo hiệu sự  mẩt trí.

      + Trạng thái lú lẫn kéo dài thường là khởi đầu cho các biến chứng về sau như máu tụ (ngoài và dưới màng cứng), động kinh, loạn thần và hội chứng mẩt trí.

3. Giai đoạn muộn (hậu quả xa của CTSN):

          Các triệu chứng của thời kỳ đầu có thể mất đi hoàn toàn, nhưng có thể để lại các di chứng về tâm thần và thần kinh ở giai đoạn muộn:

 3.1. Hôị chứng suy nhược chấn thương  (HCSNCT, Asthénie Posttraumatique):

                 -  Khá phổ biến, chiếm 60-70%  RLTTD CTSN.

                 -  Biểu hiện bằng các triệu chứng suy nhược: đau đầu, chóng mệt mỏi, rối loạn trí nhớ, khó tập trung tư tưởng, cảm xúc không ổn định: dễ xúc động và giận dữ, rối loạn thần kinh thực vật, đặc biệt rất nhạy cảm với thời tiết.

                 -  Khám  thần kinh: Tăng phản xạ gân xương, run tay, Romberg(+)

               -  HC nặng lên nếu có tác động của các nhân tố có hại (rượu, nhiễm trùng, qúa mệt mỏi, căng thẳng tinh thần).

3.2.Hội chứng suy não chấn thương (HCSNaC.T, Encéphalopathie posttraumatique):

              -  Nặng hơn HC trên vì nhu mô não bị hủy hoại nghiêm trọng và có sự hình thành những sẹo rộng. Các RLTTvà thần kinh tương đối rõ:

           + Thần kinh: liệt nhẹ vài giây thần kinh sọ não, liệt nhẹ chi. . .

        + Tâm thần: Suy mòn về tâm thần: chóng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, không chịu được ánh sáng và tiếng động mạnh, không chịu đựng được nóng, lạnh quá.

           * Cảm xúc không ổn định: dễ bùng nổ, dễ cáu gắt, đôi lúc khoái cảm.

          * Triệu chứng Hystérie biểu hiện cơn co giật Hystérie( ra lệnh chỉ huy, diễn lại cảnh chiến đấu ...) xẩy ra vài năm đầu, về sau mất dần.

           * Hội chứng tâm thần thực thể (HCTTTT)

           * Đôi khi có hoang tưởng .

           * Biến đổi nhân cách : Các loại:

                        ♦ Bùng nổ

                        ♦ Khoái cảm

                        ♦ Vô cảm

             - HCSNaCT sẽ nặng lên nếu có tác động của các nhân tố có hại như trong HCSNhCT.

           - HCSNhCT và HCSNaCT đều  là những trạng thái có tổn thương thực thể ở não, chỉ khác về mức độ nặng nhẹ. Ở SnaCT thường có teo não và tăng protein trong dịch não tủy.

3.3- Động kinh sau chấn thương  (ĐKCT) :

              - Tỷ lệ 4-5% RLTTDTTSN.

              - Xuất hiện từ 6 tháng đến 1năm  (50%) hoặc 2 năm  (80%)  sau CTSN nhưng cũng có thể xuất hiện sau từ vài giờ đến vài ngày.

               -  Có thể là cơn toàn thể hay cục bộ, các cơn đầu thường mang tính chất Hystérie.

              -  Ngoài cơn động kinh còn có những nét của suy não chấn thương.

 3.4. Loạn thần sau chấn thương (LTSCT): Thường có rối loạn khí sắc hoạc hoang tưởng  và trong một số trường hợp có biểu hiện ban đầu của hội chứng mất trí, thường gặp ở giai đoạn mãn tính nếu người bệnh nghiện rượu, có sang chấn tâm lý, nhiễm trùng.

 3.5. Mất trí chấn thương (MTCT) : Sau giai đoạn cấp tính, tình trạng tâm thần không phục hồi được mà tiến triển ngày càng xấu, biểu hiện bằng:

       -  Vong tri, vong ngôn, vong hành, rối loạn chức năng chấp hành.

       -   HCTTTT nặng:

♦ Giảm trí nhớ.

♦ Mất dần vốn kiến thức và kinh nghiệm sống, mất sáng kiến.

♦ Tư duy chậm chạp.

♦ Cảm xúc giảm.

♦ Giảm hoạt động, ngược lại một số kích động , hung dữ.

4. Chẩn đoán:

4.1.Chẩn đoán:

            - Tiền sử CTSN nặng, trong giai đoạn cấp tính có rối loạn ý thức.

           - Chẩn đoán các hội chứng:

                +  SNhCT: Có RLTK thực vật - tiền đình, ảnh hưởng thời tiết.

                +  SnaCT: Thường kèm theo triệu chứng thần kinh, rối loạn nhân cách kiểu đơn điệu.         

                +   ĐK chấn thương:

                                ♦ Các cơn ĐK ít đa dạng hơn .

                                ♦  Các cơn đau đầu thường mang tính chất Hystérie.

                                ♦ Có kèm triệu chứng suy não chấn thương.

                 + MTCT: Biểu hiện HCTTTT nặng

4.2.Chẩn đoán gián biệt:

4.2.1.Suy nhược thần kinh: 

                  - Có sang chấn tâm lý.

                  - Trí nhớ , trí năng ít giảm sút.

4.2.2.Nhân cách bệnh:

                  - Các rối loạn nhân cách đa dạng hơn.

                  - Trí nhớ , trí năng không giảm sút.

                 - Không có triệu chứng thần kinh đặc hiệu.

4.2.3.Động kinh: 

                 - Cơn điển hình đa dạng.

                 - Ít gặp các hiện tượng giống Hystérie.

4.2.4.Tâm thần phân liệt:

                 - Không tổn thương thực thể hệ thần kinh

                - Có tính thiếu hòa hợp và tự kỹ .

                - Trạng thái thiếu sót điển hình.

5. Điều trị:

5.1.Giai đoạn cấp : Thuộc chuyên khoa ngoại thần kinh.

5.2.Giai đoạn muộn : Thuộc chuyên khoa tâm thần.

5.2.1.Với SNhCT và SnaCT:

                 - Thuốc an thần nhẹ:Seduxen.

               - Tùy trường hợp, có thể cho: Sulfate Magnésie 25%      5-10ml tĩnh mạch; Mannitol 15% x 1g/kg cơ thể, dung dịch glucose 10%  x 600ml truyền tĩnh mạch; calci chlorua 10%  x 10ml tĩnh mạch; Lasix x 40 mg x 1 ống  tĩnh mạch.

                - Nếu kích động: cho Aminazin, Halopéridol, Risperidon, Olanzapin.

5.2.2.Với ĐKCT:

                - Kháng động kinh.

                 - Sulfate Magnéie cho sớm trong những cơn đầu.

                 - Có rối loạn tâm thần: Cho Risperidon, Olanzapin.

         Ngoài ra,  PHCN tâm lý - xã hội và không bố trí lao động nơi ồn ào, nóng hoặc lạnh quá, nhiều rung chuyển.

6. Phòng bệnh:

-  Đề phòng các tai nạn giao thông, lao động.

- Tránh căng thẳng thần kinh.

- Tuyệt đối kiêng rượu

-  Bố trí nơi lao động thích hợp.

-  Phòng bệnh cơ thể.

ThS.BS. Tôn Thất Hưng     

(Tổng hợp)                

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng trong xã hội

Lượt truy cập: 1012185
 
Đang trực tuyến: 70