hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

Nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến Rối loạn hành vi của thanh thiếu niên tại ba phường, thành phố Huế

Trong giai đọan Ngành Tâm thần Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu và quản lý điều trị các rối loạn tâm thần trẻ em, xin tóm tắt Luân văn Thạc sĩ Y khoa năm 2004 của ThS. Tôn Thát Hưng, Giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Huế.
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN 
RỐI LOẠN HÀNH VI CỦA THANH THIẾU NIÊN TẠI BA PHƯỜNG,  HÀNH PHỐ HUẾ
 
ThS.BS.Tôn Thất Hưng và cộng sự
Bệnh viện Tâm thần Huế 
 
TÓM TẮT
 
1.Mục tiêu: Đánh gía tỷ lệ hiện mắc và đặc điểm lâm sàng của rối loạn hành vi của thanh thiếu niên tại 3 phường: Phường Đúc, Phú Thuận, Thuận Hoà- Thành phố Huế và xác định một số yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến rối loạn hành vi.
 
2.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên quần thể 5.453 thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-17 cùng người giám hộ và sau đó, nghiên cứu phân tích bệnh chứng trên 125 trường hợp rối loạn hành vi vừa phát hiện (đã loại trừ yếu tố sinh học liên quan), theo tỷ  lệ bệnh 1, chứng 1.  
 
3. Kết quả: 
  • Tỷ lệ hiện mắc rối loạn hành vi của thanh thiếu niên tại 3 phường trên là 2,73% dân số trong độ tuổi, nam chiếm 5,28%, nữ 0,29% dân số trong độ tuổi, cao nhất là 15-17 tuổi (5,03%), thấp nhất: 10-11 tuổi (0,72%). Biểu hiện lâm sàng: gặp 21/21 biểu hiện lâm sàng trong tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10, nhiều nhất là "hay nói dối" 71,14%, ít nhất " cưỡng dâm" 0,67 %. Số biểu hiện rối loạn trung bình =5,82 (SD± 2,22), mức độ rối loạn hành vi: cao nhất là mức độ nặng (55,04%), thấp nhất: mức độ vừa (20,80%).
  • ​Một số yếu tố tâm lý xã hội liên quan có ý nghĩa thống kê: gia đình mâu thuẫn (p<0,001; OR=27,84); mẹ đối xử không đúng mức với con cái (p<0,001; OR=19,69); bố nghiện ngập, có thói quen xấu (p<0,001; OR=17,84); bố đối xử không đúng mức (p<0,001; OR=12,10); bố thường xuyên vắng nhà (p<0,001; OR=9,23); môi trường trẻ sống thiếu lành mạnh (p<0,001; OR=8,66); quan hệ với bạn bè xấu (p<0,001; OR=8,34).
4. Kết luận: Rối loạn hành vi của thanh thiếu niên là loại rối loạn tâm lý xã hội; trong đó, các quyền cơ bản của người khác và chuẩn mực xã hội bị vi phạm, nguyên nhân phần lớn do môi trường gia đình không thuận lợi. Cần khuyến cáo các bậc cha mẹ và toàn cộng đồng quan tâm giáo dục thanh thiếu niên để  phòng chống rối loạn hành vi ở lứa tuổi này.
 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn hành vi của thanh thiếu niên là những hành vi lặp đi lặp lại và kéo dài trên 6 tháng, trong đó, các quyền cơ bản của người khác hay chuẩn mực xã hội bị vi phạm.
 
Một số điều tra trên thế giới cho biết, có 3,4% trẻ 11 tuổi tại New York; 6,5% trẻ từ 6 -11 tuổi tại Chartres (Pháp) bị rối loạn hành vi. Rối loạn hành vi của thanh thiếu niên ở nước ta ngày càng gia tăng một cách đáng lo ngại. Điều tra tại nhiều địa phương trong cả nước năm 1989 cho thấy, có 3,7 % thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 17 bị rối loạn hành vi; trong đó, do  nguyên nhân tâm lý xã hội là chủ yếu (80%), còn nguyên nhân sinh học chỉ chiếm 20%.
 
Trong hai nguyên nhân trên, chúng tôi chú trọng vào yếu tố tâm lý xã hội ( bao gồm môi trường gia đình, nhà trường và xã hội ); bởi lẽ, đó là yếu  tố rõ nhất và con người có thể can thiệp có hiệu quả hơn vào yếu tố này.
 
Với tầm quan trọng của rối loạn này trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên; hơn nữa, Thừa Thiên - Huế là địa phương chưa được tiến hành điều tra một cách có hệ thống về rối loạn hành vi của  thanh thiếu niên; vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến Rối loạn hành vi của thanh thiếu niên tại ba phường, thành phố Huế", nhằm các mục tiêu sau:
  1.  Đánh giá tỷ lệ hiện mắc và đặc điểm lâm sàng của rối loạn hành vi của thanh thiếu niên tại 3 phường nội thành thuộc thành phố Huế.
  2.  Xác định một số yếu tố tâm lý xã hội liên quan  đến rối loạn hành vi của thanh thiếu niên.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 
2.1.1. Đặc điểm tình hình địa phương nghiên cứu
Phường Đúc, Thuận Hoà, Phú Thuận là ba phường nội thành thuộc thành phố Huế có 5.453 thanh thiếu niên (TTN) tuổi từ 10-17, tình hình rối loạn trật tự an toàn xã hội (XH) do TTN gây ra tại đây có phần phức tạp hơn so với các phường khác trong thành phố.
 
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả dân số ở độ tuổi TTN từ 10-17, cùng bố, mẹ hoặc người giám hộ, có hộ khẩu thường trú tại 3 phường trên vào thời điểm điều tra ( tháng 01 năm 2004).
 
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 
 
2.2.1.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Để đánh giá tỷ lệ hiện mắc và đặc điểm lâm sàng của rối loạn hành vi (RLHV) của TTN.
 
2.2.1.2. Nghiên cứu phân tích bệnh chứng: Nhằm xác định một số yếu tố tâm lý xã hội (TLXH) liên quan đến  RLHV của TTN.
 
2.2.2. Chọn mẫu
  • Chọn mẫu không xác suất có mục đích.
2.2.3. Cỡ mẫu
  • Theo công thức ước lượng tỷ lệ:
                                                                           
  • Trong đó: p= 0,03 dân số trong độ tuổi; =1,96; d =0,01.
    • Tính được n= 1.118, cỡ mẫu này tuy đủ cho nghiên cứu mô tả cắt ngang, nhưng muốn đảm bảo đủ cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng, chúng tôi chọn toàn bộ quần thể 5.453 TTN với mong muốn có được nhóm bệnh đủ lớn (>100).
    • Sau điều tra cắt ngang, phát hiện được 149 TTN RLHV, loại trừ  24 trẻ có thể có liên quan đến yếu tố sinh học,  chúng tôi chọn nhóm bệnh là 125. 
2.2.4. Chọn nhóm chứng
Với tỷ lệ: 1/1: 1 bệnh, 1 chứng, chúng tôi  chọn kết đôi một số yếu tố với nhóm bệnh như: trẻ cùng nhóm tuổi, giới, dân tộc, sống cùng môi trường XH và gần nhà trẻ mắc bệnh, không có yếu tố sinh học liên quan. 
 
2.2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
 
2.2.5.1. Bước 1: điều tra sàng lọc
Phỏng vấn trực tiếp bô, mẹ hoặc người giám hộ 100 % GĐ có con em trong độ tuổi 10 -17 để phát hiện một số rối loạn tâm thần, trong đó có RLHV.
 
2.2.5.2. Bước 2: điều tra, khám lâm sàng 
Phỏng vấn kèm thăm khám lâm sàng trẻ nghi ngờ RLHV, kết hợp với quan sát, kiểm tra môi trường gia đình (GĐ), XH chung quanh.
Chẩn đoán RLHV của TTN theo ICD 10 (bản chẩn đoán dành cho nghiên cứu).
 
2.2.5.3. Bước 3: Điều tra trên nhóm chứng 
Sử dụng công cụ, kỹ thuật thu thập số liệu hoàn toàn như đối với nhóm bệnh.
 
2.2.6. Xử lý số liệu
2.2.6.1. Phương tiện
Sử dụng phần mềm EPI INFO 6.04 và các thuật toán thống kê trong nghiên cứu y học: test , trung bình cộng M, độ lệch chuẩn SD, tỷ suất chênh OR (Odds ratio) và ước lượng khoảng của OR với độ tin cậy 95% (95% CI (confidence interval). 
 
2.2.8.2. Công cụ
       Sử dụng phiếu điều tra sức khoẻ gia đình và phiếu tìm hiểu hành vi của TTN
 
3. KẾT QUẢ  VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG  RLHV CỦA TTN
 
3.1.1. Tỷ lệ hiện mắc
      Tỷ lệ hiện mắc RLHV của TTN tại 3 phường nghiên cứu là 2,73% dân số trong độ tuổi, xấp xỉ tỷ lệ mắc của Nguyễn Viết Thiêm (Hà Nội) 2,4% TTN, Trần Đình Thông (Đà Nẵng) 2,14%. Theo Kaplan, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc RLHV chiếm từ 2-9% TTN.
 
3.1.2. Phân bố RLHV của TTN theo dân tộc và tuổi
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ hiện mắc RLHV của TTN theo tuổi
 
Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100% trẻ RLHV. Phân bố theo tuổi ở nhóm 15-17 tuổi là cao nhất, nhóm 10-11 tuổi thấp nhất. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê  với (0,05; 2)= 33,7 (p<0,001).
 
3.1.3. Phân bố  RLHV theo giới
 
Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ hiện mắc RLHV của TTN theo giới
 
Nam mắc RLHV cao nhiều hơn nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (0,05;1)=127,94 (p<0,001). Nếu tính theo nhóm bệnh, nam chiếm 94,63%; nữ 5,37%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Đình Thông (nam 100%)  và Nguyễn Viết Thiêm (nam 89,1%). Theo Sadock, tại Hoa Kỳ, RLHV ở TTN nam chiếm từ 3,4- 10, 4% và nữ từ  0,8- 8%. 
 
3.1.4. Các biểu hiện lâm sàng của RLHV                                                     
 
Bảng 3.3. Các biểu hiện lâm sàng của RLHV (n =149)
 
Tất cả 21/21 biểu hiện RLHV đều được tìm thấy. Kết quả này tương đồng với Nguyễn Viết Thiêm (nói dối 85,5%; cãi lại người lớn 65,5%). Các RL không gặp ở GĐ: đánh nhau có hung khí, gây cháy. 
 
3.1.5. Mức độ RLHV của TTN                                          
Bảng 3.4. Mức độ RLHV của TTN
 
RLHV mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất 55,03%, mức độ vừa thấp nhất 20,81%, tương tự  Nguyễn Văn Siêm (mức độ nặng và vừa 85%), nhưng riêng mức độ nặng thì kết quả của chúng tôi cao hơn Trần Đình Thông (40,0%).
 
3.1.6. Số biểu hiện RLHV trên một TTN
Bảng 3.5. Số biểu hiện RLHV trên một trẻ
 
TTN có 4-6 biểu hiện chiếm tỷ lệ cao nhất 57,72%, có 3 biểu hiện thấp nhất 13,42%.
 
Từ số liệu, ta tính được số RLHV trung bình trên một trẻ là = 5,82 (SD2,22), tương đương kết quả của Nguyễn Viết Thiêm ( 6 RL).
 
3.2. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ TLXH LIÊN QUAN ĐẾN RLHV CỦA TTN
3.2.1. Quan hệ trong gia đình
 
Bảng 3.6. Quan hệ trong gia đình và RLHV của con em
 
 
OR=27,84; 95% CI:13,61-50,95; =83,07. Mối liên quan giữa quan hệ mâu thuẫn trong GĐ và RLHV của con em có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Rey, Walter khuyến cáo rằng, sự can thiệp nhằm cải thiện môi trường GĐ trong những năm đầu của đời sống có thể ngăn ngừa RLHV.
 
3.2.2. Tình trạng nghiện các chất , thói xấu của bố   
 
Bảng 3.7. Liên quan giữa nghiện các chất, thói xấu của bố và RLHV của con
 
OR=17,84; 95% CI: 8,43-37,77; =56,64. Mối liên quan giữa tình trạng nghiện các chất, thói xấu của bố và RLHV của con có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Moss, Baron cho rằng, trẻ tiền dậy thì có cha nghiện rượu hoặc ma túy và có nhân cách chống XH thì dễ bị RLHV.
 
3.2.3. Tình trạng vắng nhà của bố  
Bảng 3.8. Liên quan giữa tình trạng vắng nhà của bố và RLHV của con
 
OR=9,23; 95% CI:3,92-21,76; =25,80. Sự liên quan giữa tình trạng vắng nhà thường xuyên của bố và RLHV của con có ý nghĩa thống kê (p<0,001). 
 
3.2.4. Thái độ đối xử của bố mẹ đối với con RLHV
 
Bảng 3.9. Liên quan giữa thái độ đối xử của bố và RLHV của con
 
OR=12,10;95% CI:6,7-21,85; =68,39. Liên quan giữa thái độ đối xử không đúng mức của bố và RLHV của con có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).
 
Bảng 3.10. Liên quan giữa thái độ đối xử của mẹ và RLHV của con
 
OR= 19,69; 95% CI :10,87-35,67; =96,59. Sự liên quan này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). So sánh hai giá trị của OR, ta thấy “thái độ đối xử không đúng mức” của người mẹ là yếu tố phơi nhiễm có sự kết hợp mạnh hơn với RLHV so với thái độ đối xử tương tự ở người cha. Tục ngữ ta có câu "con hư tại mẹ", trong trường hợp này có thể không sai. 
 
3.2.5. Môi trường xã hội
Bảng 3.11. Liên quan giữa môi trường xã hội và RLHV của TTN
 
OR=8,66; 95% CI=3,90-19,21; =28,24. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Theo Carolyn, mối quan hệ cộng đồng trong bối cảnh kinh tế XH thấp luôn nguy hiểm cho trẻ, đặt chúng vào tình thế bắt chước bạo lực hoặc lạm dụng các chất. Bên cạnh các mặt tích cực, cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đang làm nảy sinh các vấn đề TLXH phức tạp làm gia tăng tỷ lệ RLHV ở lứa tuổi TTN. 
 
4.KẾT LUẬN
  • Tỷ lệ hiện mắc rối loạn hành vi của thanh thiếu niên tại 3 phường trên là 2,73% dân số; chủ yếu là nam giới, chiếm 5,28% dân số, nữ  0,29% dân số trong độ tuổi .
  • Biểu hiện lâm sàng: nhiều nhất là "hay nói dối" 71,14%, ít nhất: "cưỡng dâm" 0,67 %.
  • Mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất 55,03%, mức độ vừa thấp nhất 20,81%.
  • Số biểu hiện rối loạn hành vi trung bình trên một trẻ là 5,82 (SD2,22)
  • Một số yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến rối loạn hành vi của thanh thiếu niên:
    • Gia đình mâu thuẫn, hay xung đột                      (OR=27,84).
    • Mẹ đối xử không đúng mức với con cái              (OR=19,69).
    • Bố nghiện ngập, có thói quen xấu                      (OR=17,84).
    • Bố đối xử không đúng mức với con cái             (OR=12,10).
    • Bố thường xuyên vắng nhà                                   (OR=9,23).
    • Môi trường trẻ sống mâu thuẫn, thiếu lành mạnh     (OR=8,66).                                          
5. KIẾN NGHỊ
  • Cần đẩy mạnh giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về rối loạn hành vi của thanh thiếu niên. 
  • Tăng cường phối hợp liên ngành để phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị kịp thời rối loạn hành vi của thanh thiếu niên. Cộng đồng cần tích cực bài trừ các tệ nạn xã hội.
  • Các bậc cha mẹ cần sống gương mẫu và có đủ kiến thức về tuổi vị thành niên để  giáo dục tốt con cái, đề phòng phát sinh rối loạn hành vi. 
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1. Nguyễn Đăng Dung (1989), "Về rối loạn hành vi thanh thiếu niên ", Hội thảo về rối loạn hành vi thanh thiếu niên Việt Nam, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, tr. 3-5.
2. Trần Viết Nghị (2001), "Nghiên cưú dịch tễ lâm sàng rối loạn hành vi tại một phường thành phố Thái Nguyên", Nội san Tâm thần học, 1(5), tr. 86 -88.
3. Nguyễn Viết Thiêm (1991), "Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên 10-17 tuổi tại một phường dân cư Hà Nội", Kỷ yếu công trình khoa học năm 1991- Chuyên đề Thần kinh- Tâm thần-Phẫu thuật-Thần kinh, Tổng hội Y dược học Việt Nam xuất bản, Hà Nội, tr. 13-19.
4. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi-Mô tả lâm sàng và các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán, Geneve
5. Hoàng Cẩm Tú, Quách Thúy Minh (1999), Tìm hiểu nguyên nhân RLHV và bị ngược đãi ở trẻ em và VTN , Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Viện Nhi, Bộ Y tế, Hà Nội.
6. Nguyễn Việt (1989), "Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên và nguyên nhân tâm lý xã hội", Hội thảo về rối loạn hành vi thanh thiếu niên Việt Nam, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, tr. 6-8.
7. Bassarath (2001), "Conduct disorder: a biopsychosocial review", Can -J -Psychiatry, 46(7), pp. 609-616.
8. Kaplan HI., Sadock BJ.(1995), Comprehensive textbook of psychiatry, Williams & Wilkins, Baltimore.
9. Rey,-J-M; Walter,-G;Plapp,-J-M;Denshire,-E(2000),"Family environment in attention deficit hyperactivity, oppositional defiant and conduct disorders ", Aust-N-Z-J-Psychiatry, 34(3), pp. 453-457.
10. World Health Organization (1992), The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders, Diagnostic criteria for research, Geneva.
11. Jammet Ph. (2001)," Innovations en clinique et psychopathologie de ladolescence", Annales Medico Psychologie, 159, p. 672-678.
12. Schweitzer M.G., Verges N.puig- (2001), "Discercenement et passage à  lacte à        ladolescence. Évaluation et prise en charge des auteurs de transgresstion", Annales Médico psychologiques, 159, p. 669-736.

Trích nguồn: http://bvtthan.thuathienhue.gov.vn/

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Phổ biến kiến thức: Giám định pháp y tâm thần

Lượt truy cập: 1031765
 
Đang trực tuyến: 54