hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG & YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI CÁC ĐỐI TƯỢNG RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI DO SỬ DỤNG RƯỢU TRONG GĐPYTT

Trong một thời gian dài trong lịch sử loài người, rượu (ethanol) không được coi là một chất độc vì không có bất thường đặc trưng nào trong xác chết của những người chết vì loại nhiễm độc này - chỉ vào đầu thế kỷ 20, khi người ta có thể đo được nồng độ của rượu trong máu thì mối liên hệ giữa say và chết cuối cùng đã được chứng minh [39]. Sử dụng rượu không chỉ dẫn đến suy giảm tình trạng sức khỏe thể chất mà thường dẫn đến nhiều dạng rối loạn tâm thần và hành vi [19], [23]. Những năm gần đây tại các cơ sở Giám định Pháp y Tâm thần (GĐPYTT), tỷ lệ người phạm tội được chẩn đoán là rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu (Mental and behavioural disorders due to use of alcohol) có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm. Các can phạm bị cơ quan điều tra truy tố về các tội danh như: trộm cắp, cướp giật, tàng trữ và vận chuyển ma túy thậm chí giết người, hiếp dâm…

Cả nhà nước và cộng đồng địa phương đều có xu hướng hạn chế theo những cách khác nhau về sự sẵn có của đồ uống có cồn cho người dân, cho trẻ em và thanh thiếu niên - tiếc là ngày nay những nỗ lực này ngày càng trở nên vô ích [19]. Nam giới trung niên có nguy cơ cao nhất bị các biến chứng nghiêm trọng của nhiễm độc rượu cấp tính [23], [39]. Làm việc dưới ảnh hưởng của rượu bị cấm trong hầu hết các ngành nghề nhưng ngay cả các bác sĩ cũng vô tình bị bắt khi vi phạm quy tắc này [26]. Các bác sĩ thuộc tất cả các chuyên ngành trên thực tế phải tiếp xúc với những bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc rượu ở nhiều mức độ khác nhau - đặc biệt là những người làm việc tại các khoa cấp cứu và khoa hồi sức tích cực nhưng điều đó cũng xảy ra đối với bác sĩ gia đình [19].

Loạn thần do rượu là một rối loạn tâm thần được phát sinh và phát triển có liên quan chặt chẽ đến quá trình nghiện rượu. Biểu hiện lâm sàng của loạn thần do rượu bằng các triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn và các rối loạn giống loạn tâm thần nội sinh trầm trọng. Theo Alain M, Chaltiel T và cộng sự cho thấy loạn thần do rượu là hậu quả của nghiện rượu mạn tính, mức độ nghiện rượu trầm trọng, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn nhân cách hành vi và đặc biệt là sự suy giảm về chức năng nhận thức dẫn đến suy giảm về trí tuệ. Suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượu là một hậu quả nặng nề, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bản thân bệnh nhân mà còn làm đảo lộn đến sinh hoạt của gia đình, hoạt động nghề nghiệp và các quan hệ xã hội của chính bệnh nhân [19], [23].

Những năm gần đây tại các cơ sở Giám định Pháp y Tâm thần (GĐPYTT), tỷ lệ người phạm tội được chẩn đoán là rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu (Mental and behavioural disorders due to use of alcohol) có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm. Các can phạm bị cơ quan điều tra truy tố về các tội danh như: trộm cắp, cướp giật, tàng trữ và vận chuyển ma túy thậm chí giết người, hiếp dâm…

Từ thực trạng trên, với mong muốn làm sáng tỏ hơn đặc điểm hành vi phạm tội, động cơ thúc đẩy đối tượng rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu có hành vi phạm tội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu trong giám định pháp y tâm thần”.

PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu hồi cứu. Cỡ mẫu: Mẫu thuận tiện. Thời gian nghiên cứu  Từ tháng 07/2015 đến tháng 6/2021. Địa điểm nghiên cứu  Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng Rượu theo Bảng phân loại bệnh quốc tế - phiên bản thứ 10 của Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10, WHO 1992).

Công cụ thu thập số liệu: dựa vào mục tiêu nghiên cứu để thiết kế phiếu điều tra. Các dữ liệu trong phiếu điều tra tập trung vào ba nội dung là đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và thúc đẩy hành vi phạm tội.

Phân tích và xử lý số liệu: Tất cả số liệu thông tin thu thập được sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm theo nhóm tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.1)

Nhóm tuổi

Nông thôn (n = 10)

Thành thị (n = 7)

Tổng số (n = 17)

p

n

%

n

%

n

%

≤ 40

7

41,2

2

11,8

9

52,9

p>0,05

> 40

3

17,6

5

29,4

8

47,1

 

X ± SD

42,55 ± 9,422

Min 28, Max 61


2. Đặc điểm theo loại đối tượng của nhóm đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Phân bố  theo loại đối tượng của đối tượng nghiên cứu

3. Đặc điểm theo tình trạng hôn nhân của nhóm đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.2)

Tình trạng hôn nhân

Nông thôn (n = 10)

Thành thị (n = 7)

Tổng số (n = 17)

p

n

%

n

%

n

%

Độc thân

3

17,6

4

23,5

7

41,2

p>0,05

Đã kết hôn

3

17,6

2

11,8

5

29,4

Ly hôn

4

23,5

1

5,9

5

29,4


4. Đặc điểm nơi cư trú của nhóm đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.2. Phân bố  theo nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu

5. Đặc điểm theo học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Trình độ học vấn

Nông thôn

Thành thị

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

Tiểu học

2

11,8

3

17,6

5

29,4

p>0,05

THCS

2

11,8

3

17,6

5

29,4

THPT

5

29,4

1

5,9

6

35,3

CĐ, ĐH

1

5,9

0

0

1

5,9

 

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm theo chẩn đoán lâm sàng (Bảng 3.4)

Mã bệnh

Độ tuổi ≤40

Độ tuổi >40

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

SD gây hại F10.1

2

11,8

1

5,9

3

17,6

p>0,05

HC nghiện F10.2

4

23,5

2

11,8

6

35,3

RL loạn thần F10.5

3

17,6

5

29,4

8

47,1


2. Đặc điểm theo rối loạn giấc ngủ, trí nhớ, trí tuệ và khả năng chú ý

Biểu đồ 3.3. Phân bố  RL giấc ngủ, trí nhớ, trí tuệ, khả năng chú ý của đối tượng

3. Rối loạn cảm xúc (Bảng 3.5)

Biểu hiện

Độ tuổi ≤40

Độ tuổi >40

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

Rối loạn

7

41,2

7

41,2

14

82,4

p>0,05

Bồn chồn

1

5,9

0

0

1

5,9

p>0,05

Khí sắc trầm

2

11,8

2

11,8

4

23,5

Khí sắc tăng

1

5,9

0

0

1

5,9

Không ổn định

3

17,6

3

17,6

6

35,3

Khác

0

0

2

11,8

2

11,8


4. Rối loạn tri giác (Bảng 3.6)

Biểu hiện

Độ tuổi ≤40

Độ tuổi >40

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

Rối loạn

5

29,4

4

23,5

9

52,9

p>0,05

Ảo thanh

5

29,4

4

23,5

9

52,9

p>0,05

Ảo thị

2

11,8

3

17,6

5

29,4

p>0,05


5. Rối loạn tư duy

Biểu đồ 3.4. Phân bố rối loạn tư duy theo độ tuổi của đối tượng nghiên cứu

6. Rối loạn tư duy tác phong (Bảng 3.7)

Biểu hiện

Độ tuổi ≤40

Độ tuổi >40

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

Rối loạn

7

41,2

7

41,2

14

82,4

p>0,05

Tăng vận động

1

5,9

0

0

1

5,9

p>0,05

Giảm vận động

5

29,4

7

41,2

12

70,6

Khác

1

5,9

0

0

1

5,9


7. Kết quả theo thang điểm CIWA-Ar và hội chứng cai (Bảng 3.8)

Hạng mục

Min

Max

Mean

SD

Hạng mục

Min

Max

Mean

SD

Điểm CIWA-Ar

0

34

16.57

10.581

 

 

 

 

 

Buồn nôn và nôn

0

7

2.43

3.180

RL xúc giác

0

3

1.79

1.311

Run

0

4

2.50

1.829

RL thính giác

0

7

1.29

2.199

Ra mồ hôi

0

4

0.79

1.424

RL thị giác

0

7

1.36

2.307

Lo âu

0

4

2.14

1.956

Đau đầu

0

5

2.21

1.672

Tình trạng kích động

0

4

0.86

1.406

Định hướng và sự mù mờ nhận cảm

0

4

1.21

1.251

8. Hội chứng cai (Bảng 3.9)

Hội chứng cai

≤ 5 năm

(n = 9)

6-10 năm

(n = 5)

> 10 năm

(n = 1)

Tổng cộng (n = 15)

p

n

%

n

%

n

%

n

%

Không có HC cai

2

13,3

1

6,7

0

0

3

20

p>0,05

HC cai nhẹ

3

20

1

6,7

0

0

4

26,7

HC cai vừa

2

13,3

0

0

0

0

2

13,3

HC cai nặng

2

13,3

3

20

1

6,7

6

40

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm theo tuổi bắt đầu sử dụng rượu (Bảng 3.10)

Nhóm tuổi

Nông thôn (n = 10)

Thành thị (n = 7)

Tổng số (n = 17)

p

n

%

n

%

n

%

≤ 18

4

23,5

4

23,5

8

47,1

p>0,05

19-30

6

35,3

2

11,8

8

47,1

> 30

0

0

1

5,9

1

5,9

X ± SD

20,94 ± 6,388

Min 14, Max 38

 

2. Đặc điểm theo thời gian sử dụng rượu (Bảng 3.11)

Số năm

Nông thôn (n = 10)

Thành thị (n = 7)

Tổng số (n = 17)

p

n

%

n

%

n

%

≤ 10

4

23,5

0

0

4

23,5

p>0,05

11-20

3

17,6

4

23,5

7

41,2

> 20

3

17,6

3

17,6

6

35,6

X ± SD

18,35 ± 8,514

Min 7, Max 39


3. Đặc điểm theo tuổi bắt đầu lệ thuộc rượu

Biểu đồ 3.5. Phân bố  theo tuổi bắt đầu lệ thuộc rượu của đối tượng nghiên cứu

4. Đặc điểm theo thời gian lệ thuộc rượu (Bảng 3.12)

Số năm

Nông thôn (n = 9)

Thành thị (n = 6)

Tổng số (n = 15)

p

n

%

n

%

n

%

≤ 5 năm

7

46,7

2

13,3

9

60

p>0,05

6-10 năm

1

6,7

4

26,7

5

33,3

> 10 năm

1

6,7

0

0

1

6,7

X ± SD

9,93 ± 5,338

Min 1, Max 23


5. Đặc điểm theo số lượng rượu uống hằng ngày

Biểu đồ 3.6. Phân bố số lượng rượu uống hằng ngày của đối tượng nghiên cứu

6. Tiền sử bản thân và gia đình (Bảng 3.13)

Tiền sử bản thân và gia đình

Số lượng

Tỷ lệ %

Cá nhân:      Đã nhập viện điều trị RLTT                    Trong đó:      1 lần

                                    2 lần

                                    3 lần

8

4

2

2

47,1

23,5

11,8

11,8

Gia đình:      Rối loạn tâm thần

                Có người thân nghiện rượu

6

6

35,3

35,3

MỘT SỐ YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI

1.  Mục đích của hành vi phạm tội của đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.14)

  Mục đích của HVPT

≤ 10 năm

11-20 năm

> 20 năm

Tổng cộng

p

n

%

n

%

n

%

n

%

 Vụ lợi

2

11,8

4

23,5

1

5,9

7

41,2

p>0,05

Trả thù

1

5,9

0

0

3

17,6

4

23,5

Bản năng

0

0

2

11,8

1

5,9

3

17,6

Không MĐ

1

5,9

1

5,9

1

5,9

3

17,6

2.  Địa điểm gây án của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.7. Phân bố theo địa điểm gây án của đối tượng nghiên cứu

3.  Nguồn gốc phương tiện phạm tội của đối tượng nghiên cứu

3.1. Phương tiện gây án của đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.15)

Phương tiện gây án

≤ 10 năm

11-20 năm

> 20 năm

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

n

%

Thô sơ

1

5,9

3

17,6

5

29,4

9

52,9

p>0,05

Sức mình

2

11,8

4

23,5

1

5,9

7

41,2

VLCN và HC

1

5,9

0

0

0

0

1

5,9

3.2. Nguồn gốc phương tiện gây án của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.8. Nguồn gốc phương tiện gây án của đối tượng nghiên cứu

4.  Yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội của đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.16)

Yếu tố thúc đẩy HVPT

≤ 10 năm

11-20 năm

> 20 năm

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

n

%

RL tâm thần

0

0

2

11,8

0

0

2

11,8

p>0,05

Sử dụng rượu

2

11,8

7

41,2

4

23,5

13

76,5

p>0,05

Khác

2

11,8

0

0

2

11,8

4

23,5

p>0,05


5.  Tội danh của đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.17)

Tội danh

≤ 10 năm

11-20 năm

> 20 năm

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

n

%

Cố ý gây TT

1

5,9

2

11,8

3

17,6

6

35,3

p>0,05

Trộm cắp

2

11,8

3

17,6

1

5,9

6

35,3

Giết người

0

0

1

5,9

2

11,8

3

17,6

Hiếp dâm

0

0

2

11,8

1

5,9

3

17,6

Tội khác

1

5,9

0

0

1

5,9

2

11,8

6.  Hậu quả và tác hại hành vi phạm tội của đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.18)

Hậu quả

≤ 10 năm

11-20 năm

> 20 năm

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

n

%

Thiệt hại TS

3

17,6

3

17,6

2

11,8

8

47,1

p>0,05

Gây T. tích

1

5,9

3

17,6

3

17,6

7

41,2

Chết người

0

0

1

5,9

2

11,8

3

17,6

Bị hiếp dâm

0

0

1

5,9

1

5,9

2

11,8

7.  Sự liên quan của nạn nhân với đối tượng nghiên cứu

8.  Thực hiện hành vi của đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.19)

Thực hiện hành vi

≤ 10 năm

11-20 năm

> 20 năm

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

n

%

Đơn độc

3

17,6

7

41,2

5

29,4

15

88,2

p>0,05

Băng nhóm

1

5,9

0

0

1

5,9

2

11,8

9.  Năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng nghiên cứu (Bảng 3.20)

Khả năng NT và điều khiển HV

≤ 10 năm

11-20 năm

> 20 năm

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

n

%

Hạn chế

3

17,6

6

35,3

6

35,3

15

88,2

p>0,05

Đủ

1

5,9

1

5,9

0

0

2

11,8

KẾT LUẬN

Trong thời gian từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 6 năm 2021, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần và một số yếu tố liên quan thúc đẩy hành vi phạm tội các đối tượng sử dụng rượu trong giám định pháp y tâm thần trên 17 đối tượng được giám định nội trú tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung. Qua kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên, chúng tôi xin được đưa ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi trung bình là 42,55 ± 9,422 tuổi, cho thấy đối tượng nghiên cứu thuộc độ tuổi lao động.

- Tình trạng hôn nhân chưa kết hôn có 41,2%; ly hôn 29,4%.

- Nơi cư trú tỷ lệ ở thành thị  41,2%;  nông thôn 58,8%.

- Học vấn: Tiểu học 29,4%; trung học cơ sở  29,4%; phổ thông trung học 35,3%;  cao đẳng, đại học 5,9%. Như vậy, tỷ lệ học lên cao của đa số đối tượng gặp khó khăn khi lạm dụng/lệ thuộc rượu.

2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

- Mã bệnh F10.5 chiếm tỷ lệ cao nhất  47,1%; F10.2 có tỷ lệ 35,3%; F10.1 có tỷ lệ thấp nhất 17,6%.

- Rối loạn cảm xúc có tỷ lệ 82,4%; trong đó cảm xúc không ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất  35,3%; khí sắc trầm có tỷ lệ 23,5%; cảm xúc khác có tỷ lệ 11,8%; cảm xúc bồn chồn và khí sắc tăng cùng có tỷ lệ thấp nhất 5,9%.

- Rối loạn tri giác có tỷ lệ 52,9%; chủ yếu là ảo thanh và ảo thị.

- Rối loạn tư duy chiếm tỷ lệ 41,2%. Trong đó hoang tưởng bị theo dõi chiếm tỷ lệ cao nhất 35,3%; hoang tưởng bị hại có tỷ lệ 29,4%; hoang tưởng khác có tỷ lệ 11,8%; chiếm tỷ lệ thấp nhất là hoang tưởng ghen tuông 5,9%.

-  Rối loạn HVTP chiếm tỷ lệ 82,4%. Trong đó giảm vận động chiếm tỷ lệ cao nhất  70,6%; tăng vận động và HVTP khác cùng chiếm tỷ lệ thấp 5,9%.

- Hội chứng cai chiếm tỷ lệ 80%. Trong đó có hội chứng cai nặng chiếm tỷ lệ cao nhất  40%; Không có hội chứng cai chiếm tỷ lệ 20%.

3. Các yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi trung bình bắt đầu dùng rượu: 20,94 ± 6,388 tuổi.

- Thời gian sử dụng rượu của nhóm đối tượng nghiên cứu: ≤10 năm 23,5%; 11-20 năm 41,2%; >20 năm 35,6%.

- Tuổi bắt đầu lệ thuộc rượu 29,13 ± 8,975 tuổi.

- Số lượng uống trung bình hằng ngày 1000 ± 500 ml.

- Tiền sử cá nhân có 47,1% đã nhập viện ít nhất 1 lần để điều trị rối loạn tâm thần. Có 70,6% đối tượng có người than bậc I nghiện rượu hoặc bị rối loạn tâm thần.

4. Các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội của đối tượng nghiên cứu

- Mục đích phạm tội: vụ lợi 41,2%; trả thù 23,5%;; thỏa mãn bản năng 17,6%; không mục đích 17,6%.

- Địa điểm gây án: nhà nạn nhân 47,1%; nơi công cộng 29,4%; nhà tội phạm 5,9%.

- Phương tiện gây án: phương tiện thô sơ 52,9%; bằng sức của đối tượng 41,2%;. Phương tiện có sẵn tại chỗ 58,8%; mang nơi khác đến 23,5%.

- Yếu tố thúc đẩy phạm tội: rối loạn tâm thần 11,8%; Do sử dụng rượu 76,5%; Yếu tố khác 23,5%.

- Tội danh cố ý gây thương tích 35,3%; Trộm cắp 35,3%; Giết người 17,6%; Hiếp dâm 17,6%; Tội khác 11,8%.

- Sự liên quan với nạn nhân hàng xóm 29,4%; bạn bè 17,6%; người thân 11,8%; Không quen biết 35,3%.

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu các tượng rối loạn tâm thần do sử dụng rượu giám định nội trú tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: 

- Phải có sự tham gia của toàn xã hội trong vấn đề sử dụng rượu bia, tăng cường công tác truyền thông giáo dục tác hại của rượu bia, đặc biệt là giới trẻ.

- Cần phổ biến kiến thức cho người dân về trạng thái rối loạn tâm thần do sử dụng rượu ở người lạm dụng/lệ thuộc rượu, để họ biết cách chăm sóc, quản lý, phát hiện sớm người bệnh.

- Ngành Y tế cần đào tạo và huấn luyện cho các bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại trạm y tế, phòng cấp cứu của các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa những kiến thức cơ bản về quản lý và xử trí các trạng thái rối loạn tâm thần do sử dụng rượu, giúp nhận biết và giải quyết hợp lý những trường hợp này trước khi chuyển đến các cơ sở chuyên khoa.

- Cần thiết thành lập các trung tâm cai nghiện rượu bia. Thành lập các nhóm đồng đẳng (những người lạm dụng/lệ thuộc rượu) ở cộng đồng để họ sinh hoạt giúp đỡ nhau tránh tái nghiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Võ Văn Bản, Trần Viết Nghị, Lã Thị Bưởi (1994). Hình ảnh lâm sàng của loạn thần do rượu tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Kỷ yếu công trình nghiên cứu dịch tễ lâm sàng về lạm dụng rượu, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế, 107 - 112.

2. Nguyễn Hữu Cát (2011). Rối loạn loạn thần thực tổn, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Bộ môn Tâm Thần, Đại Học Y Dược Huế.

3. Trần Văn Cường và Bùi Thế Khanh (1998). Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng lạm dụng rượu, nghiện rượu tại xã Quất Động. Nội san 1998, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Bộ y tế, 16 – 22.

4. Vũ Minh Hạnh và cộng sự (2013), Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sảng rượu tại Bệnh viện BVSK, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, URL:https://benhvientamthanquangninh.vn.

5. Bùi Quang Huy và cộng sự (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của loạn thần do rượu, Tạp chí Y Dược học quân sự số 6, 2005.

6. Tống Thị Luyến (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan đến bệnh nhân sảng rượu điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, URL:http://www.benhvientamthan.danang.gov.vn.

7. Trần Viết Nghị và cộng sự (1994), Sơ bộ nhận xét lâm sàng loạn thần do lạm dụng rượu, Kỷ yếu công trình nghiên cứu dịch tễ lâm sàng về lạm dụng rượu, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế, 95 - 100.

8. Trần Viết Nghị (2000). Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, Tập bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội, 127 - 141.

9. Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi và cộng sự (2001). Tình hình lạm dụng rượu tại một phường thành phố Thái Nguyên. Nội san Tâm Thần Học 2001, Viện Sức khỏe Tâm thần, 5, 68 – 81.

10. Phan Thanh Nhuận, Nguyễn Văn Ngân, Lò Mai Cam (1999). Nhận xét đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân nghiện rượu. Tạp chí Y học thực hành, 11 (373), 42 – 44.

11. Nguyễn Văn Siêm (1994). Kết quả điều tra dịch tễ, lâm sàng lạm dụng rượu và nghiện rượu ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây. Kỷ yếu công trình nghiên cứu dịch tễ lâm sàng về lạm dụng rượu, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế, 52 - 56.

12. Tác hại của “Rượu” từ góc nhìn y pháp, URL:https://www.phapydanang.gov.vn

13. Ngô Ngọc Tản và Nguyễn Văn Ngân (2005). Rối loạn tâm thần do rượu. Bệnh học tâm thần, Giáo trình giảng dạy sau đại học, Bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, Học viện Quân y, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 156 – 160.

14. Nguyễn Viết Thiêm (2000). Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, Bài giảng dành cho sau đại học, Bộ môn Tâm Thần, Đại Học Y Hà Nội, 103 – 116.

15. Phạm Đức Thịnh và cộng sự (2006). Nhận xét đặc điểm của hoang tưởng ở bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ năm 2000 – 2001. Tạp chí Y học thực hành, 6 (547), 34 -35.

16. Phan Văn Tiếng và cộng sự (2011), Nhận xét kết quả điều trị sảng rượu bằng Diazepam tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 2, URL:http://www.tamthantw2.gov.vn.

17. Tổ chức Y Tế Thế giới (1993). ICD-10F  Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi. Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu. Chủ trì biên dịch Trần Viết Nghị.

18. Lê Anh Tuấn và Lý Trần Tình (2010). Lạm dụng rượu, nghiện rượu ở Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 76 – 112.

19. Nguyễn Văn Tuấn (2014), Nghiên cứu lâm sàng và hiệu quả điều trị suy giảm nhận thức ở bệnh nhân loạn thần do rượu, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2014.

20. Nguyễn Việt (1994). Nhu cầu và hướng nghiên cứu về lạm dụng rượu. Kyếu công trình nghiên cứu dịch tễ lâm sàng về lạm dụng rượu, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế, 8 – 13.

21. Ngô Văn Vinh, Trần Văn Trường (2011), Nghiên cứu các đối tượng giám định pháp y tâm thần liên quan đến sử dụng rượu, Tạp chí y học thực hành, URL:http://www.yhth.vn

22. Trần Đình Xiêm (1997). Loạn tâm thần do nghiện rượu. Tâm thần học, Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 260 - 268.

TIẾNG ANH

23. Alcohol-use Disorders: Diagnosis, assessment and management of harmful drinking and alcohol dependence, National Collaborating Center for Mental Health, The British Psychological Society & The Royal College of Psychiatrists, 2011.

24. American Psychiatric Association (APA) (2013),  Diagnostic and Statistical Methnual of Mental Disorders Fifth Edition (DSM-5), Washington DC.

25. Bloch S and Singh B.S (2003). Lạm dụng chất. Cơ sở của lâm sàng tâm thần học, Biên dịch: Trần Viết Nghị và cs, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 254 - 295.

26. Drobnik J., Odonicz-Czarnecki G., Suslo R., Forensic Medicine Relevant Trends in Hospital Admissions Because of Mental and Behavioral Disorders Due to Use of Alcohol (F10 ICD-10) in the Lower Silesia Region of Poland in the Years 2006-2012, ARC Journal of Forensic Science Volume 1, Issue 2, 2016, PP 1-7, URL:http://www.arcjournals.org.

27. Drobnik J, Pastuszka O, Jadach R, Siwek-Jadach K, Suslo R, Pirogowicz I, Trnka J., Negative health results of alcohol abuse; Bad.Nauk. 2007 Vol.21 nr 2; P 162

28. Drouet A (1997). Sa sút tâm thần. Cai rượu. Tâm thần Học, Biên dịch: Phạm Văn Trụ và cộng sự, theo Psychiatry, Édition Concours Médical, Paris, 29 - 30, 50 - 53.

29. Jurek T, Swiatek B, Drozd R., Medico-legal opinionating in cases of insobriety in medical personnel; Arch.Med.Sad.Krym., 2009, LIX; PP 72-77

30. Hall R.C, Gardner E.R, Stickney S.K et al (1980). Physical illness manifesting as psychiatric diseaase. Analysis of a state hospital inpatient population. Arch-Gen-Psychiatric, 37 (3), 989 – 995.

31. Kaplan H.I and Sadock B.J (2007). The Brain and Behavior: Functional and Behavioral Neuroanatomy. Delirium, Dementia, and Amnesstic and Other Cognitive Disorders. Alcohol-Related Disorders. Synopsis of Psychiatry: Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry, Edition Tenth, New York, 70 - 93, 319 - 350, 390 - 406.

32. Kick S.D (2005). Evaluation and Management of Chronic Alcohol Abuse.

University of Colorado, www.hospparact.com, 09/27/2005.

33. Konopka T., History of studies of alcohol toxicology; Arch. Med. Sad. Krym., 2010, LX, PP 164-171

34. Oklota M, Niemcunowicz-Janica A, Zaluski J, Wardaszka Z, Ptaszynska-Sarosiek I., Cases of acute fatal alcohol poisoning in the material of the Department of Forensic Medicine, Medical University in Bialystok, in the years 1984-2004; Arch. Med. Sad. Krym., 2009, LIX; PP 183-189

35. Palijan T., Kovacevic D., Radeljak S., Kovac M. and Mustapic J. (2009), Forensic Acpects of Alcohol Abuse and Homicide, Coll. Antropol. 33 (2009) 3: 893–897, Original scientific paper.

36. Reynaud M et al (2002). Pratiques addictives, Édition Odile Jacob, Paris,249 – 266.

37. Survilaite A. (2016), Forensic Psychiatric Assessment of Individuals with Mental and Behavioral Disorders Due to Use of Alcohol, who Committed Homicide, Volume 41Issue S1 (Abstract of the 25th European Congress of Psychiatry) p. S154, https://doi.org/10.1016/j.eurpsy.2017.01.2016

38. Suslo R, Trnka J, Siewiera J, Drobnik J., Ondine's curse - genetic and iatrogenic central hypoventilation as diagnostic options in forensic medicine; Adv.Exp.Med.Biol. 2015 Vol.861, Neuroscience and respiration. Vol.14, Respiratory health; PP 65-73

39. Textbook of Psychiatry/Alcoholism and Psychoactive Subtance Use Disorders, URL:https://en.wikibooks.org/.

40. Yves L.B, Stéphanie O, Balmès J L (2005). Các hội chứng cai rượu tại bệnh viện. Điều tra quốc gia, Hoa kỳ, dịch: Lương Mạnh Dũng, Chuyên đề Tâm thần học, 7 (tháng 3), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 58 - 60.

41. Wigmore J.G., (2014), The forensic toxicology of alcohol and best practices for alcohol testing in the workplace, The forensic toxicology of alcohol and best practices for alcohol testing in the workplace, 12.2014.  

42. Pribek I.K., (2021), Evaluation of the course and treatment of Alcohol Withdrawal Syndrome with the Clinical Institute Withdrawal Assessment for Alcohol – Revised: A systematic review-based meta-analysis, Drug Alcohol Depend. 2021 Mar 1, 220: 108536.

BSCKII. Nguyễn Đăng Nguyên và cộng sự

 

 

 

 

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Phổ biến kiến thức bệnh tự kỷ

Lượt truy cập: 1392015
 
Đang trực tuyến: 75