hotline Đường Dây Nóng:  0234 588 827
Bộ y tế
Bộ tư pháp
Cổng thông tin điện tử
Viện giám định
BV Tâm thần
Bênh viện Trung Ương
Sở tư pháp
Sở Y Tế
Bệnh viện tâm thần
Trường Đại học Y Dược Huế
Thông tin Y học Việt Nam
 

Phân loại một số rối loạn tâm thần và hành vi theo ICD 10 - Phiên bản 2015

Dựa theo Bảng Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10), phiên bản 2015, chúng tôi đã tiến hành phân tích các bệnh tâm thần nêu trong Thông tư 34/2013 thành các nhóm rối loạn, rối loạn (RL) và các thể rối loạn tâm thần và hành vi đến 5 chữ số, đồng thời biên soạn thêm phần ghi chú, hỗ trợ chẩn đoán để giúp những người thầy thuốc và cán bộ ngành tâm thần thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh theo hướng dẫn của Bảo hiểm Y tế Việt Nam và ứng dụng trong giám định pháp y tâm thần.

PHÂN LOẠI MỘT SỐ RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI
THEO ICD 10 -  PHIÊN BẢN 2015

                                                                                                     ThS.BS. Tôn Thất Hưng
                                                                    Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung

Theo Thông tư số 34/2013/TT-BYT, ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bô Y tế về Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó, quy định một số bệnh được chuyển tuyến theo một năm tài chính.

Dựa theo Bảng Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10), phiên bản 2015, chúng tôi đã tiến hành phân tích các bệnh tâm thần nêu trong Thông tư 34/2013 thành các nhóm rối loạn, rối loạn (RL) và các thể rối loạn tâm thần và hành vi đến 5 chữ số, đồng thời biên soạn thêm phần ghi chú, hỗ trợ chẩn đoán để giúp những người thầy thuốc và cán bộ ngành tâm thần thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh theo hướng dẫn của Bảo hiểm Y tế Việt Nam và ứng dụng trong giám định pháp y tâm thần.   

Ghi chú: Mục 3 chữ số, VD: F00. Sa sút tâm thần trong bệnh Alzhiemer là danh mục nhóm rối loạn tâm thần trích từ Thông tư 34

SỐ

NHÓM RỐI LOẠN, RỐI LOẠN,
THỂ RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI

GHI CHÚ,
HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN

 

 

F00-F09 CÁC RL TÂM THẦN THỰC TỔN
BAO TRIỆU CHỨNG

GỒM CẢ  RL TÂM THẦN 

F00

 

Sa sút tâm thần trong bệnh Alzhiemer

 

 

F00.0

Mất trí trong  trong bệnh Alzheimer, khới phát sơm

 

 

F00.1

Mất trí trong  trong bệnh Alzheimer, khới phát muộn

 

 

F00.9

Mất trí trong  trong bệnh Alzheimer, không biệt định

 

F01

 

Sa sút tâm thần trong bệnh mạch máu

 

 

F01.0

Mất trí  mạch máu, khởi phát cấp

 

 

F01.1

Mất trí  do nhồi máu rải rác

 

 

F01.2

Mất trí mạch máu dưới vỏ

 

 

F01.3

Mất trí mạch máu vỏ và dưới võ não hỗn hợp

 

 

F01.8

Mất trí mạch máu khác

 

 

F01.9

Mất trí mạch máu, không biệt định

 

F02

 

Sa sút tâm thần trong bệnh khác

 

 

F02.0

Mất trí trong bệnh Pick

 

 

F02.1

Mất trí trong bệnh Creuzfeldt- Jacob

 

 

F02.2

Mất trí trong bệnh Huntington

 

 

F02.3

Mất trí trong bệnh Parkison

 

 

F02.4

Mất trí do nhiễm HIV

 

 

F02.8

Mất trí trong các trạng thái biệt định khác

Mất trí có thể xảy ra như là một biểu hiện hay hậu quả của nhiều bệnh cơ thể hoặc bệnh não khác nhau

 

 

Bao gồm:

   - Mất trí trong:

  • Ngộ độc CO (T58)

  • Nhiễm mỡ não (E75-)

  • Động kinh (G40-)

  • Chứng liệt toàn thể của người loạn thần (A52-1)

  • Thoái hóa gan đậu (bệnhWinson) ) (E83.0)

  • Tăng Calci huyết(F83.5)

-  Thiểu năng tuyến giâp mắc phải (E00;E02)

  • Nhiễm độc (T36-T65)

  • Xơ cúng rải rác (G35)

  • Giang mai thần kinh (A52.1)

  • Thiếu niacin (pellagra) (E52)

  • Viêm tắc thành cục nhiều động mạch ) (M30.0)

  • Lupus ban đỏ hệ thống (M32-)

  • Thiếu vitamin B12 (E53.8)

 

F03

 

Mất trí không biệt định

 

F06

 

Rối loạn tâm thần do tổn thương, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể
Loại trừ:

  • Các RL tâm thần kết hợp với sảng (F05-)
  • Các RL tâm thần kết hợp với mất trí (F00-F03)

 

 

F06.0

Các ảo giác thực tổn

Bao gồm: Ảo giác thực tổn (không do rượu)

Loại trừ: Ảo giác do rượu (F10.52)

 

 

 

Bao gồm: Các trạng thái thực tổn paranoid và ảo giác paranoid

 

 

F06.1

Rối loạn căng trương lực thực tổn

Loại trừ:

  • Tâm thần phân liệt căng trương lực (F20.2)
  • Sững sờ phân ly (F44.2)

 

 

F06.2

Rối loạn hoang tưởng thực tổn (giống tâm thần phân liệt)

Bao gồm:

  • Các trạng thái thực tổn paranoid và ảo giác paranoid
  • Loạn thần giống tâm thần phân liệt trong động kinh

 

 

F06.3

Các rối loạn khí sắc (cảm xúc) thực tổn

 

 

 

F06.30. Rối loạn hưng cảm thực tổn

 

 

 

F06.31. Rối loạn lưỡng cực thực tổn

 

 

 

F06.32. Rối loạn trầm cảm thực tổn

 

 

 

F06.33. Rối loạn cảm xúc hỗn hợp thực tổn

 

 

F06.4

Rối loạn lo âu thực tổn

Loại trừ: Các RL lo âu không thực tổn hoặc không biệt định (F41-)

 

 

Các nét mô tả chủ yếu của một rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1), RL hoảng sợ (F41.0) hoặc kết hợp cả hai, nhưng đây là hậu quả của một bệnh thực tổn có khả năng gây loạn chức năng não (Đ K thái dương, nhiễm độc giáp...)

 

F06.5

Rối loạn phân ly thực tổn

 Đáp ứng của một trong các mục F44 (rối loạn chuyển di, phân ly) mà cũng thỏa mãn tiêu chuẩn chung của một bệnh căn thực tổn

 

F06.6

Rối loạn cảm xúc không ổn định (suy nhược) thực tổn

Loại trừ: Các RL dạng cơ thể không thực tổn hoặc không biệt định

Đặc trưng bởi cảm xúc không ổn định, mệt mỏi, cảm giác khó chịu, các chứng đau

 

F06.7

Rối loạn nhận thức nhẹ

Suy giảm hoạt động nhận thức, có thể bao gồm suy giảm trí nhớ, khó khăn học tập hoặc tập trung suy nghĩ.Không chẩn đoán RL nhận thức nhẹ nếu có mất trí (F00-03), hội chứng quên thực tổn (F04), hoặc sảng (F05)

 

F06.8

Các rối loạn tâm thần không biệt định khác do tổn thương và rối loạn chức năng não và do bệnh cơ thể (Other specified mental disorders due to brain damage and dysfunction and to physical disease)

Bao gồm: Loạn thần động kinh không biệt định cách khác (Epileptic psychosis NOS)

 

 

F06.9

Rối loạn tâm thần không biệt định do tổn thương não và rối loạn chức năng não và bệnh cơ thể (Unspecified mental disorder due to brain damage and dysfunction and to physical disease)

 

 

 

F10-F19 CÁC RL TÂM THẦN VÀ HÀNH VI 
DO SỬ DỤNG CÁC CHẤT TÁC ĐỘNG TÂM THẦN

 

F10

 

Rối loạn tâm thần do rượu

 

F11

 

Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất có thuốc phiện

 

F12

 

Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa

 

F16

 

Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác

 

 

 

F1x.0.Nhiễm độc cấp

 

Một trạng thái bệnh nhất thời tiếp theo việc sử dụng các chất

 

 

F1x.1.Sử dụng gây hại

Chẩn đoán đòi hỏi là sức khỏe tâm thần hoặc cơ thể của người sử dụng chất hiện đang bị tổn hại

 

 

F1x.2.   Hội chứng nghiện

F1x.20. Hiện đang cai

F1x.24. Hiện đang dùng

...

Có trên 3 trong 6 điều đã được trải nghiệm trong vòng 1 năm trở lại đây (ICD10)

 

 

F1x.3.    Trạng thái cai

F1x.30. Không có biến chứng

F1x.31.  Với co giật

Là một trong những chỉ điểm của hội chứng nghiện

 

 

F1x.4. Trạng thái cai với mê sảng

F1x.40. Không có biến chứng

F1x.41.  Với co giật

Một trạng thái cai với mê sảng là biến chứng

 

 

F10.2,

F11.2,

F12.2,

F16.2

F1x.5. RL loạn thần

Bao gồm:  

  • Ảo giác do rượu
  • Ghen tuông do rượu
  • Paranoia do rượu
  • Loạn thần do rượu không biệt định cách khác

Sử dụng 5 chữ số:

F1x.50 Giống tâm thần phân liệt

F1x.51 Hoang tưởng chiếm ưu thế

F1x.52 Ảo giác chiếm ưu thế (bao gồm cả ảo giác do rượu)

F1x.53 Chủ yếu đa dạng

F1x.54 Các triệu chứng trầm cảm chiếm ưu thế

F1x.55 Các triệu chứng hưng cảm chiếm ưu thế

F1x.56 Trạng thái hỗn hợp

Một trạng thái loạn thần xuất hiện trong khi hoặc sau khi sử dụng chất tác động tâm thần (TĐTT) (thường trong vòng 48 giờ)

 

F10.2,

F11.2,

F12.2,

F16.2

F1x.6. Hội chứng quên

Hội chứng hoặc loạn thần Korsakov do rượu hoặc chất TĐTT khác

Hội chứng đặc hiệu bởi chứng quên thuận chiều và  chứng bịa chuyện + Viêm đa thần kinh. Phân biệt với hội chứng quên thực tổn không do rượu (F04)

 

F10.2,

F11.2,

F12.2,

F16.2

F1x.7. Trạng thái loạn thần di chứng và khởi phát muôn

F1x.70. Các cảnh hồi tưởng

F1x.71. Rối loạn nhân cách hoặc hành vi

F1x.72. Rối loạn cảm xúc di chứng

F1x.73. Mất trí

F1x.74. Tật chứng về nhận thức dai dẳng khác

F1x.75 Trạng thái loạn thần xuất hiện muộn

* hoặc chất TĐTT khác

Các biến đổi về nhận thức, cảm xúc , nhân cách hoặc hành vi do (rượu)* kéo dài vượt ra ngoài giai đoạn của F10.0, F10.3, F10.4

 

F10.2,

F11.2,

F12.2,

F16.2

F1x.8.Các rối loạn tâm thần và hành vi khác

 

 

F10.2,

F11.2,

F12.2,

F16.2

F1x 9. Rối loạn tâm thần và hành vi không biệt định.

 

 

 

 

F20-29 BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT VÀ
CÁC RL HOANG TƯỞNG

 RL  LOẠI PHÂN LIỆT

F20

Tâm thần phân liệt (TTPL)

 

F21

 

 Rối loạn loại phân liệt

 Bao gồm:

  • TTPL ranh giới
  • TTPL ranh giới
  • TTPL tiềm tàng
  • Phản ứng phân liệt tiềm tàng
  • TTPL tiền loạn thần
  • TTPL tiền chứng
  • TTPL giả tâm căn

Bao gồm:

  • TTPL tiền chứng
  • TTPL giả nhân cách bệnh
  • TTPL ranh giới
  • RL nhân cách loại phân liệt

Loại trừ:

  • Hội chứng Asparger (F84.5)
  • RL nhân cách dạng phân liệt

F22

 

Rối loạn hoang tưởng dai dẳng

 

 

F22.0

 RL hoang tưởng

Bao gồm:

  • Parnoia
  • Loạn thần Paranoid
  • Paraphrenia (muộn)
  • Trạng thái Paranoid

Loại trừ:

  • RL nhân cách paranoid (F60.0)
  • Loạn thần Paranoid tâm sinh (F23.3)
  • Phản ứng paranoid (F23.3)
  • TTPL Paranoid (F20.0)

Tồn tại ít nhất 3 tháng

 

F22.8

Các rối loạn hoang tưởng dai dẳng khác

 Bao gồm:

  • Ám ảnh sợ dị hình hoang tưởng
  • Trạng thái Paranoid thoái triển
  • Paranoid kiện cáo

Mục di chứng của các RL hoang tưởng dai dẳng không đáp ứng các tiêu chuẩn của RL hoang tưởng (F22.0), nếu kéo dài dưới 3 tháng thì chẩn đoán là Các RL loạn thần cấp và nhất thời

 

F22.9

Rối loạn hoang tưởng dai dẳng, không biệt định

 

F25

 

Các rối loạn phân liệt cảm xúc

 

 

F25.0

Rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng cảm

 

 

F25.1

Rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm

 

 

F25.2

Rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp

Bao gồm: Tâm thần phân liệt chu kỳ

 

 

F25.8

Các rối loạn phân liệt cảm xúc khác

 

 

F25.9

Các rối loạn phân liệt cảm xúc không biệt định

 

 

 

                 F30-F39 RỐI LOẠN KHÍ SẮC (CẢM XÚC)

 

F31

 

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Bao gồm: Bệnh loạn thần hoặc phản ứng hưng trầm cảm.

Loại trừ:

  • Rối loạn lưỡng cực
  • Giai đoạn hưng cảm đơn độc (F30.-)
  • Khí sắc chu kỳ (F34.0)

Những giai đoạn lặp lại (ít nhất 2 lần), trong một số trường hợp RL biểu hiện bằng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ và trong một số trường hợp là trầm cảm. Bệnh thường hồi phục hoàn toàn giữa các giai đoạn

 

F31.0

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ

 

 

F31.1

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần

 

 

F31.2

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm có các triệu chứng loạn thần

 

 

F31.3

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa

F31.30 Không có triệu chứng cơ thể

F31.31 Có các triệu chứng cơ thể

 

 

F31.4

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng, không có các triệu chứng loạn thần

 

 

F31.5

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần

 

 

F31.6

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp

Loại trừ: Giai đoạn RL cảm xúc hỗn hợp đơn độc (F38.0)

Hai nhóm triệu chứng đều nổi bật trong phần lớn giai đọan hiện tại của bệnh, kéo dài trên 2 tuần

 

F31.7

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm

 

 

F31.8

Các Rối loạn cảm xúc lưỡng cực khác

Bao gồm:

  • Rối loạn lưỡng cực II
  • Các giai đoạn hưng cảm tái phát

*Hai loại RL cảm xúc lưỡng cực theo DSM-IV-TR:

  RL cảm xúc lưỡng cực type 1: Bệnh nhân trải qua sự luân phiên giữa những đợt trầm cảm và hưng cảm, mỗi đợt kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Một số người có thể trải qua một vài chuỗi chỉ toàn đợt trầm cảm hoặc chỉ toàn đợt hưng cảm, phân cách với nhau bởi những giai đoạn hoàn toàn bình thường. Một số người có thể gặp cả trầm cảm và hưng cảm chỉ trong một ngày.                    →                        

 

 

 

 

RL cảm xúc lưỡng cực type 2: Các cơn trầm cảm chiếm ưu thế. Bệnh nhân có thể trải qua giai đoạn hưng cảm nhẹ, nhưng không hưng cảm và trầm cảm nặng. Ngoài ra, họ không trải qua một đợt hưng cảm nào.

 

F31.8

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, không biệt định          

 

F32

 

Rối loạn trầm cảm

Bao gồm:  Giai đoạn của phản ứng trầm cảm đơn độc, trầm cảm nặng, trầm cảm tâm sinh hoặc trầm cảm phản ứng

 

 

F32.0

Rối loạn trầm cảm nhẹ

F32.00. Không có các triệu chứng cơ thể

F32.01. Có các triệu chứng cơ thể

 

 

F32.1

Rối loạn trầm cảm vừa

F32.10. Không có các triệu chứng cơ thể

F32.11. Có các triệu chứng cơ thể

 

 

F32.2

Rối loạn trầm cảm nặng, không có các triệu chứng loạn thần

F32.10. Không có các triệu chứng cơ thể

F32.11. Có các triệu chứng cơ thể

 

 

F32.3

Rối loạn trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần

 

 

F32.8

Các rối loạn trầm cảm khác

Bao gồm:

  • Trầm cảm không điển hình
  • Giai đoạn đơn độc của trầm cảm “ẩn” không biệt định cách khác

 

 

F32.9

 Rối loạn trầm cảm, không biệt định

 

F33

 

Rối loạn trầm cảm tái diễn

Lặp lại nhiều lần chỉ giai đọan trầm cảm, không hề có bất cứ giai đoạn hưng cảm nào (trừ hưng cảm nhẹ sau trầm cảm do điều trị thuốc chống trầm cảm)

 

F33.0

Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nhẹ

 

 

F33.1

Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa

 

 

F33.2

Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng không có các triệu chứng loạn thần

 

 

F33.3

Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng có các triệu chứng loạn thần

 

 

F33.4

Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại thuyên giảm

 

 

F33.8

Các rối loạn trầm cảm tái diễn khác

 

 

F33.9

Rối loạn trầm cảm tái diễn, không biệt định

 

F34

 

Các rối loạn khí sắc dai dẳng

Rối loạn khí sắc dai dẳng và thường dao động, không nặng đến mức hưng cảm nhẹ hoặc trầm cảm nhẹ

 

F34.0

  • Khí sắc chu kỳ
  • Bao gồm: Rối loạn nhân cách cảm xúc
  • Nhân cách tuần hoàn
  • Nhân cách khí sắc chu kỳ

 

 

F34.1

  • Loạn khí sắc
  • Bao gồm: Trầm cảm tâm căn
  • Rối loạn nhân cách trầm cảm
  • Trầm cảm lo âu dai dẳng

Khí sắc trầm kéo dài rất lâu, nhưng không đủ để chẩn đoán RL trầm cảm

 

F34.8

  • Những rối loạn khí sắc dai dẳng khác

 

 

F34.9

  • Rối loạn khí sắc dai dẳng, không biệt định

 

F38

 

Các RL cảm xúc khác

 

 

F38.0

  • Các RL cảm xúc đơn độc khác
  • F38.00 Giai đoạn cảm xúc hỗn hợp

Kéo dài  ít nhất 2 tuần, xen kẻ nhanh trong vòng vài giờ: hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp

 

F38.1

Các RL cảm xúc tái diễn khác

F38.10 RL trầm cảm ngắn tái diễn

Các giai đoạn trầm cảm ngắn tái diễn kéo dài dưới 2 tuần (có thể vài ngày, hồi phục hoàn toàn), xảy ra khoảng một lần trong một tháng của một năm qua

 

 

F40-F48 CÁC RL TÂM CĂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

STRESS VÀ DẠNG CƠ THỂ

F40

 

Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ

- Nếu có một cơn hoảng sợ xảy ra trong một hoàn cảnh ám ảnh sợ đã xác định → Ám ảnh sợ (F40.-)

 

F40.0

Ám ảnh sợ khoảng trống

F40.00. Không có rối loạn hoảng sợ

F40.01. Có rối loạn hoảng sợ

Bao gồm: Rối loạn hoảng sợ với ám ảnh sợ khoảng trống

 

 

F40.1

Ám ảnh sợ xã hội

Bao gồm: Ám ảnh sợ người

 

 

F40.2.

Ám ảnh sợ đặc hiệu (riêng lẻ)

Bao gồm:

  • Ám ảnh sợ vật nhọn
  • Ám ảnh sợ súc vật
  • Ám ảnh sợ chỗ kín
  • Ám ảnh sợ khám bệnh
  • Ám ảnh sợ đơn giản
  • ...   

- Sợ các bệnh nặng  (tim, ung thư...) → RL nghi bệnh (F45.2), nếu quá tin bị bệnh đến mức hoang tưởng → RL hoang tưởng (F22.0)

- Tin bị dị dạng cơ thể→RL nghi bệnh hoặc RL hoang tưởng tùy cường độ và sự dai dẳng của điều tin

 

F40.8

Các RL lo âu ám ảnh sợ khác

 

 

F40.9

RL lo âu ám ảnh sợ, không biệt định

 

F41

 

Các rối loạn lo âu khác

 

 

F41.0

RL hoảng sợ

- Muốn chẩn đoán, phải có nhiều cơn xảy ra trong vòng một tháng, mỗi cơn kéo dài vài phút

- Nếu cơn hoảng sợ xảy ra trong một hoàn cảnh gây ám sợ đã được xác định → Chẩn đoán ám ảnh sợ mức độ nặng.

- RL hoảng sợ chỉ được chẩn đoán khi không có bất ký ám ảnh sợ nào (F40.-)

 

F41.1

RL lo âu lan tỏa

Bao gồm:

  • Bệnh tâm căn lo âu
  • Phản ứng lo âu
  • Trạng thái lo âu

Xảy ra trong đa số các ngày trong ít nhất trong nhiều tuần, và thường là nhiều tháng (được hiểu là trên 1 tháng)

 

F41.2

RL hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Bao gồm: Trầm cảm lo âu

- Chỉ được chẩn đoán RL hỗn hợp lo âu và trầm cảm nếu cả 2 nhóm triệu chứng lo âu và trầm cảm là ngang  nhau. Nếu cả hai nhóm đều nặng nề, nhưng trong tình huống thực tế cần thiết chỉ đặt một chẩn đoán→ Chẩn đoán RL trầm cảm là ưu tiên  

- Nếu lo âu nặng, trầm cảm ít →RL lo âu

 

F41.3

Các RL lo âu hỗn hợp khác

 

Mục này dùng cho các RL đáp ứng tiêu chuẩn cho RLLALT và các triệu chứng nổi bật (mặc dù thường ngắn) của các RL khác từ F40 đến F49 nhưng chưa đủ để chẩn đoán các RL phụ này

 

F41.8

Các RL lo âu biệt định khác

Bao gồm: Hysteria lo âu

 

 

F41.9

RL lo âu, không biệt định

 

F42

 

RL ám ảnh cưỡng chế

Bao gồm:

  • Bệnh tâm căn lo âu
  • Bệnh tâm căn ám ảnh
  • Bệnh tâm căn ám ảnh nghi thức

Triệu chứng phải có trong đa số các ngày, thời gian ít nhất hai tuần

 

F42.0

Những ý tưởng ám ảnh

Khi ý tưởng ám ảnh chiếm ưu thế

 

F42.1

Hành vi nghi thức ám ảnh

Khi nghi thức ám ảnh chiếm ưu thế

 

F42.2

Các ý tưởng và hành vi  ám ảnh hỗn hợp

 

 

F42.3

Các RL ám ảnh nghi thức khác

 

 

F42.3

RL ám ảnh nghi thức, không biệt định

 

F45

 

Các rối loạn dạng cơ thể

 

 

F45.0

Rối loạn cơ thể hóa

Bao gồm:

  • Hội chứng phàn nàn nhiều loại
  • Rối loạn tâm thể nhiều loại

- Kéo dài trên 2 năm, nếu dưới 2 năm → Chẩn đoán: Rối loạn dạng cơ thể không phân biệt (F45.1)

- Có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi (về dạ dày ruột, cảm giác ngoài da khác thường...) nhưng không có bằng chứng bệnh cơ thể

- Bệnh nhân đòi hỏi được điều trị , xu hướng lạm dụng thuốc  

 

F45.1

Rối loạn dạng cơ thể không phân biệt

Undifferentiated somatoform disorder

 

F45.2

Rối loạn nghi bệnh

Bao gồm:

  • Rối loạn dị dạng cơ thể
  • Ám ảnh sợ dị hình
  • Bệnh tâm căn nghi bệnh
  • Hội chứng nghi bệnh
  • Ám ảnh sợ bệnh

- Tin tưởng có ít nhất một bệnh cơ thể nặng nằm dưới một hoặc các triệu chứng hiện có.

- Sợ điều trị vì sợ tác dụng phụ của thuốc.

- Đòi được khám và nghiên cứu về bệnh bởi nhiều thầy thuốc khác nhau.

 

F45.3

Loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể

F45.30. Tim và hệ thống tim mạch

Bao gồm:  

  • Bệnh tâm căn tim    
  • Bệnh suy nhược thần kinh tuần hoàn

F45.31.Đường dạ dày ruột phía trên

 Bao gồm:

  • Bệnh tâm căn dạ dày
  • Nuốt hơi, nấc, khó tiêu và co thắt môn vị tâm sinh

F45.32.Đường dạ dày ruột phía dưới

Bao gồm: Đầy hơi, hội chứng ruột dễ bị kích thích, hội chứng ỉa chảy hơi tâm sinh.

F45.33. Hệ thống hô hấp

Bao gồm: Các thể tâm sinh của ho và tăng thông khí

F45.32. Hệ thống tiết niệu sinh dục

Bao gồm: Tăng số lần đái khó và đái khó tâm sinh

F45.38. Hệ thống hoặc cơ quan khác

- Rối loạn thần kinh tự trị nổi bật nhưng bệnh nhân cho là do rối loạn cơ thể của hệ thống hay cơ quan.

- Trong RL lo âu lan tỏa: có lo âu báo trước và triệu chứng không khu trú vào một cơ quan nào.

 

F45.4

Rối loan đau dạng cơ thể dai dẳng

Bao gồm:

  • Đau tâm sinh
  • Đau lưng hoặc đau đầu tâm sinh.
  • Rối loạn đau dạng cơ thể

 

 

F45.8

Các RL dạng cơ thể khác

Bao gồm:

  • Hòn Hysteria
  • Vẹo cổ tâm sinh và các rối loạn khác của vận động co thắt
  • Ngứa tâm sinh
  • Rối loạn kinh nguyệt tâm sinh
  • Nghiến răng

 

 

F45.9

RL dạng cơ thể, không biệt định

Bao gồm: RL tâm thể hoặc tâm sinh lý không biệt định

 

 

 

 F60-69 CÁC RL NHÂN CÁCH VÀ HÀNH VI Ở NGƯỜI THÀNH NIÊN

 

F60

 

Các RL nhân cách đặc hiệu

- Thường được chẩn đoán từ 18 tuổi trở lên.

- Các trạng thái bệnh không thể gán cho một bệnh hay một tổn thương não hay một RL tâm thần khác

 

F60.0

RL nhân cách Paranoid

Bao gồm:

  • Paranoid mở rộng.
  • Nhân cách paranoid cuồng tín, kiện cáo và nhạy cảm.

Loại trừ: RL hoang tưởng (F22.-)

 

 

F60.1

RL nhân cách dạng phân liệt

Loại trừ: Rối loạn loại phân liệt (F21)

 

 

F60.2

RL nhân cách chống xã hội

Loại trừ:

  • RL hành vi (F91)
  • RL nhân cách cảm xúc không ổn định (F60.3)

 

 

F60.3

RL nhân cách cảm xúc không ổn định

F60.30. Loại xung động

Bao gồm: Nhân cách tấn công và bùng nổ

Loại trừ: RL nhân cách chống xã hội (F60.2)

F60.31. Loại ranh giới

Bao gồm: RL nhân cách ranh giới

Hoạt động xung động không nghĩ đến hậu quả, kèm theo cảm xúc không ổn định

 

 

 

F60.4

Rối loạn nhân cách kịch tính

Bao gồm: RL nhân cách Hystreria và tính trẻ con

 

 

F60.5

RL nhân cách ám ảnh nghi thức

Bao gồm:

  • RL nhân cách cưỡng bức ám ảnh
  • RL nhân cách xung động ám ảnh        

 

 

F60.6

RL nhân cách lo âu tránh né

 

 

F60.7

RL nhân cách phụ thuộc

 Bao gồm:

  • RL nhân cách suy nhược, không thích ứng, bị động

 

 

F60.8

Các RL nhân cách đặc biệt khác

Bao gồm: RL nhân cách lập dị, do dự, chưa trưởng thành

 

 

F60.9

RL nhân cách, không biệt định

Bao gồm: Nhân cách bệnh lý, không biệt định cách khác

 

F61

 

RL nhân cách khác và hỗn hợp

 

 

F61.0

Những RL nhân cách hỗn hợp

 

 

F61.1

Những biến đổi nhân cách rắc rối

 

F62

 

Biến đổi nhân cách lâu dài không thể gán cho tổn thương não hoặc bệnh não

 

 

F62.0

Biến đổi nhân cách kéo dài sau trải nghiệm sự kiện bi thảm

Sau thảm họa, trại tập trung, tra tấn...

Các dấu hiệu tồn tại trên hai năm

 

F62.1

Biến đổi nhân cách kéo dài sau bệnh tâm thần

(Nếu trước đó, có chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt cũng không loại trừ chẩn đoán này)

- Biến đổi nhân cách phát triển sau một bệnh tâm thần nặng, đã hồi phục về mặt lâm sàng.

- Không có bằng chứng về RL nhân cách có sẵn từ trước.

- Không là di chứng của các RL tâm thần trước đây (nếu trước đó, có chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt cũng không loại trừ chẩn đoán này).

- Các dấu hiệu tồn tại trên hai năm, không thể quy vào do tổn thương não hoặc bệnh não nặng.

 

F62.8

Các biến đổi nhân cách kéo dài khác

Bao gồm:

  • Hội chứng nhân cách do đau mạn tính
  •  Biến đổi nhân cách lâu dài sau tang tóc

 

 

F62.9

Biến đổi nhân cách kéo dài, không đặc hiệu

 

F63

 

Các RL thói quen và xung động (Habit and impulse disorders)

Đặc trưng bởi các hành vi lặp lại không có động cơ hợp lý rõ rệt, thường làm hại cho bản thân và người khác.

 

F63.0

Đánh bạc bệnh lý

Bao gồm: Đánh bạc xung động

Cần phân biệt với nghiện đánh bạc; đánh bạc để kiếm tiền; đánh bạc trong hưng cảm, trong RL nhân cách chống xã hội.

 

F63.1

Gây cháy bệnh lý

Cố ý gây cháy nhiều lần không có động cơ rõ rệt và không phải là triệu chứng của RL tâm thần khác.

 

F63.2

Trộm cắp bệnh lý

- Đặc trưng bởi nhiều lần không cưỡng lại được xung động trộm cắp, không do động cơ kinh tế hoặc sử dụng cho bản thân, mà có thể vứt đi, cho người khác.

 - Không là triệu chứng của RL tâm thần khác.

 

F63.4

Nhổ tóc (Trichotillomania)

Loại trừ : RL động tác định hình (stereotyped movement disorder) với giật tóc

- Xung động nhổ tóc nhiều lần không thể kháng lại, nhổ xong có cảm giác dễ chịu.

- Không chẩn đoán nếu do hoang tưởng, ảo giác chi phối.

 

F63.8

Các RL thói quen và xung động khác

Bao gồm: RL hành vi bùng nổ từng cơn

 

 

F63.9

RL thói quen và xung động, không biệt định

 

F64

 

Các RL phân định giới tính (Gender identity disorders)

 

 

F64.0

Loạn dục chuyển giới (Transsexualism)

Dấu hiệu tồn tại trên 2 năm, không phải là triệu chứng của RL tâm thần khác.

 

F64.1

Loạn dục cải trang, hai vai trò (Dual-role transvestism)

Loại trừ: Loạn dục cải trang đồ vật (F65.1)

Không có hưng phấn tình dục đi kèm việc chuyển đổi quần áo.

 

F64.2

RL phân định giới của trẻ em

Ý muốn dai dẳng và lan tỏa ở đứa trẻ mong muốn trở thành

giới khác với giới đã được ấn định.

 

F64.8

Những RL phân định giới tính khác

 

 

F64.9

Những RL phân định giới không biệt định

 

F65

 

Những RL trong ưa chuộng tình dục

 

 

F65.0

Loạn dục đồ vật (Fetishism)

Sử dụng một số đồ vật vô tri như một kích thích cho hưng phấn tình dục và sự thỏa mãn tình dục. Hầu như chỉ thấy ơ Nam

 

F65.1

Loạn dục cải trang đồ vật (Fetishistic transvestism)

 

Mặc quần áo của giới đối lập để đạt được hưng phấn tình dục

 

F65.2

Loạn dục phô bày (Exhibitionism)

 

 

F65.3

Loạn dục nhìn trộm (Voyeurism)

 

 

F65.4

Loạn dục trẻ em (Paedophilia)

Hiếm thấy ở phụ nữ

 

F65.5

Loạn dục gây đau chủ động và bị động (Sadomasochism)

Ưa thích một hoạt động tình dục trong đó có sự gây đau đớn cho đối tượng hoặc bị gây đau đớn bởi đối tượng

 

F65.6

Các RL nhiều loại của ưa chuộng tình dục

Thông thường là sự phối hợp giữa loạn dục đồ vật, loạn dục cải trang và loan dục gây đau chủ-bị động

 

F65.8

Những RL khác của ưa chuộng tình dục

Bao gồm: - Loạn dục cọ xát (Frotteurism)

                - Loạn dục với xác chết (Necrophilia)  

               

Hiếm gặp: VD: Gọi điện thoại nói những điều thô tục, cọ xát vào người khác ở chỗ đông người để gây kích thích tình dục, hoạt động tình dục với súc vật, với xác chết.

 

F65.9

RL ưa chuộng tình dục không biệt định

 

F66

 

Những RL tâm lý và hành vi kết hợp với sự phát triển và định hướng tình dục

Gồm có:

  • F66.x0: Loan dục khác giới
  • F66.x1: Loạn dục đồng giới
  • F66.x0: Loan dục hai giới

              

 

 

F66.0

Rối loạn về sự trưởng thành tình dục

Bệnh nhân không định hướng được mình  là hoạt động tình dục đồng giới, khác giới hay cả hai.

 

F66.1

Định hướng tình dục loạn trương lực bản thân

Dù sự phân định giới hoặc ưa chuộng tình dục là không nghi ngờ, bệnh nhân muốn khác đi dù sự phân định giới hoặc ưa chuộng tình dục là không nghi ngờ

 

F66.2

Rối loạn quan hệ tình dục

Có bất thường trong phân định giới và ưa chuộng tình dục gây khó khăn trong việc hình thành và duy trì mối quan hệ với người cùng hoạt động tình dục

F68

 

Các RL khác của nhân cách và hành vi ở người thành niên

 

 

F68.0

Sự hình thành những triệu chứng cơ thể vì lý do tâm lý (Elaboration of physical symptoms for psychological reasons)

Bao gồm: Bệnh tâm căn đền bù (Compensation neurosis)

 Những triệu chứng cơ thể tương ứng và bắt nguồn từ một RL, bệnh hoặc RL chức năng hoạt động của cơ thể trở nên tăng quá mức hay kéo dài do tình trạng tâm lý của người bệnh

 

F68.1

Dụng ý đưa ra hay giả tạo các triệu chứng hoặc rối loạn hoạt năng cơ thể hoặc tâm lý (rối loạn giả tạo) (Intentional production or feigning of symptoms or disabilities, either physical or psychological [factitious disorder])

Bao gồm:

  • Hội chứng chuyển nhiều bệnh viện
  • Hội chứng bệnh nhân du lịch

Loại trừ: Giả tạo bệnh (Z76.5)

- Người bệnh lặp đi lặp lại một số RL, bệnh, hoặc một RL hoạt năng của tâm thần hay  cơ thể không có thực.

- Giả tạo bệnh (Z76.5): Có mục đích, thường gặp trong phạm vi pháp luật và quân sự.

 

F68.8

Các rối loạn biệt định khác của nhân cách và hành vi người thành niên

Bao gồm: RL tính cách không biệt định, cách khác

Đưa vào mục này các RL nhân cách và hành vi nếu không xếp loại được vào các mục trên.

F69

 

 RL không biệt định của nhân cách và hành vi người thành niên

Đưa vào mục này các RL nhân cách và hành vi có thể được thừa nhận nhưng còn thiếu thông tin, để cho phép chẩn đoán theo một mục biệt định.

 

 

F70-79 CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN

 

F70

 

Chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ

 

F71

 

Chậm phát triển tâm thần mức độ vừa

 

F72

 

Chậm phát triển tâm thần năng

 

F73

 

Chậm phát triển tâm thần trầm trọng

 

F78

 

Chậm phát triển tâm thần khác

 

F79

 

Chậm phát triển tâm thần không biệt định

 

 

 

 F80-89 CÁC RL VỀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

 

F80

 

Các RL đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ

 

 

F80.0

RL đặc hiệu sự kết âm

Bao gồm:

  • RL phát triển kết âm
  • RL phát triển âm vị học
  • Tật nói ngọng
  • Rối loạn chức năng kết âm.
  • Phát âm sai

Loại trừ:

RL sự kết âm do:

  • Vong ngôn không biệt định cách khác (R47.0)
  • Vong hành (R48.2)
  • Tật chứng kết âm kết hợp với RL phát triển ngôn  ngữ biểu hiện hay tiếp nhận (F80.1; F80.2)
  • Các đường nứt, vòm miệng hoặc những dị dạng cấu trúc lời nói tham gia vào ngôn ngữ (Q35-Q38)
  • Mất thính giác (H90-H91)
  • Chậm phát triển tâm thần (F70-F79)

  

Trẻ sử dụng các âm vị kém hơn trình độ tương ứng với tuổi tâm thần, nhưng kỹ năng ngôn ngữ vẫn ở mức bình thường.

 

F80.1

RL ngôn ngữ biểu hiện (Expressive language disorder)

Bao gồm:

RL phát triển phối hợp từ hoặc vong ngôn, loại biểu hiện

Loại trừ:

  • Vong ngôn mắc phải do động kinh (hội chứng Landau-Kleffner F80.3)

  • Loạn phối hợp từ hay vong ngôn phát triển, loại tiếp nhận (F80.2)

  • Loạn phối hợp từ hay vong ngôn không biệt định cách khác (R47.0)

  • Chậm phát triển tâm thần

  • Rối loạn phát triển lan tỏa (F84.-)

 

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói dưới trình độ tuổi tâm thần, nhưng sự thông hiểu ngôn ngữ bình thường

 

F80.2

RL ngôn ngữ tiếp nhận (Receptive language disorder)

Bao gồm:

  • Điếc lời
  • Vong ngôn phát triển hoặc loạn phối hợp từ, loại tiếp nhận
  • Vong ngôn phát triển Wernicke

Loại trừ:

  • Vong ngôn mắc phải do động kinh (hội chứng Landau-Kleffner F80.3)

  • Tự kỷ

  • Loạn phối hợp từ và vong ngôn không biệt định cách khác (R47.0) hoặc loại biểu hiện (F80.1)

  • Không nói chọn lọc (F94.0)

  • Chậm ngôn ngữ do điếc (H90-H91)

  • Chậm phát triển tâm thần

Sự thông hiểu ngôn ngữ không đạt đến trình độ tương đương tuổi tâm thần.

 

F80.3

  Vong ngôn mắc phải do động kinh (hội chứng Landau-Kleffner)

  Loại trừ:

  • Vong ngôn mắc phải do chấn thương sọ não, u não hay một số bệnh đã biết

  • Tự kỷ

  • RL phân rã khác của tuổi trẻ em (F84.3)

Trước kia ngôn ngữ bình thường, nay mất cả ngôn ngữ biểu hiện lẫn tiếp nhận trên trẻ động kinh,  nhưng trí tuệ vẫn bình thường

 

F80.8

 Các RL khác của sự phát triển lời nói và ngôn ngữ

 Bao gồm: Nói nhịu (Lisping)

Nói nhịu: Nói lầm tiếng nọ ra tiếng kia

 

F80.9

  RL phát triển lời nói và ngôn ngữ, không biệt định

 

F81

 

  Các RL đặc hiệu về phát triển kỹ năng ở trường

 

 

F81.0

  RL đặc hiệu về đọc

Kỹ năng đọc phải thấp hơn một cách có ý nghĩa trên cơ sở lứa tuổi, mức độ trí tuệ chung và sự xếp hạng trong lớp

 

F81.1

  RL đặc hiệu về chính tả

Kỹ năng chính tả phải thấp hơn một cách có ý nghĩa trên cơ sở lứa tuổi, mức độ trí tuệ chung và sự xếp hạng trong lớp

 

F81.2

  RL đặc hiệu về kỹ năng tính toán

Các kỹ năng về tính toán phải thấp hơn một cách có ý nghĩa trên cơ sở lứa tuổi, mức độ trí tuệ chung và sự xếp hạng trong lớp

 

 

 

 

 

F81.3

  RL hỗn hợp  các kỹ năng ở nhà trường

 

 

F81.8

  Các RL khác về sự phát triẻn các kỹ năng ở nhà trường

  Bao gồm: RL sự phát triển về viết

 

 

F81.9

  •   RL sự phát triển  các kỹ năng ở nhà trường, không biệt định

 

F82

 

  RL đặc hiệu sự phát triển  chức năng vận động

  Bao gồm:

  • Hội chứng vụng về của trẻ em

  • RL phát triển về phối hợp

  • Loạn hành phát triển (Developmental dyspraxia)

Lọai trừ:  Chậm phát triển tâm thần

 

F83

 

  RL đặc hiệu hỗn hợp của sự phát triển

 

F84

 

  RL lan tỏa sự phát triển (Pervasive developmental disorders)

 

 

F84.0

  Tự kỷ trẻ em  (Childhood autism)

  Bao gồm:  - RL tự trị (Autistic disorder)

                    -Tự kỷ trẻ em

                    - Loạn thần trẻ em

                    - Hội chứng Kanner

  Loại trừ: Nhân cách bệnh tự kỷ (F84.5)

Biểu hiện rõ rệt trước 3 tuổi

 

F84.1

  RL tự kỷ không điển hình

  Bao gồm:

  • Loạn thần trẻ em không điển hình.
  • Chậm phát triển tâm thần với những nét tự kỷ

Không có đầy đủ của một hay hai của ba lĩnh vực: tác động qua lại xã hội, giao tiếp, tác phong định hình, lặp lại. Khởi phát sau 3 tuổi.

 

F84.2

 Hội chứng Rett

Chỉ thấy ở trẻ gái từ 7 đến 24 tháng tuổi. Trẻ mất cử động khéo léo bằng tay, thiếu sự phát triển ngôn ngữ, mất kiểm tra ruột và bàng quang, thè lưỡi, chảy nước dãi, mất tiếp xúc xã hội, vẹo cột sống, giảm trương lực, chân vòng kiềng

 

F84.3

Rối loạn phân rã khác của trẻ em (Other childhood disintegrative disorder)

Bao gồm:

  • Mất trí trẻ em

  • Loạn thần phân rã (Disintegrative psychosis)

  • Hội chứng Heller

Loại trừ:

  • Vong ngôn mắc phải với  động kinh (F80.3)

  •  Câm chọn lọc (F94.0)

  •  Hội chứng Rett (F84.2)

  • Tâm thần phân liệt

Trước 2 tuổi, trẻ bình thường, sau 2 tuổi, mất các kỹ năng đã học được trước kia, có nét gần giống tự kỷ.

 

F84.4

 RL tăng hoạt động kết hợp với chậm phát triển tâm thần và các động tác định hình (Overactive disorder associated with mental retardation and stereotyped movements)

Kết hợp tăng hoạt động nặng không thích hợp về mặt phát triển, những định hình vận động và chậm phát triển tâm thần nặng IQ<50

 

F84.5

Hội chứng Asperger

Bao gồm:  

  • Nhân cách bệnh tự kỷ

  • RL dạng phân liệt ở tuổi trẻ em

 

Trẻ cũng có bất thường về chất trong  mối tác động xã hội qua lại điển hình của tự kỷ, kết hợp với những thích thú và hoạt động hạn chế, định hình và lặp lại. Nhưng trẻ không có sự chậm trễ trong ngôn ngữ, phát triển nhận thức và các kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi, có hoặc không rối loạn về giao tiếp.

 

F84.8

Các RL lan tỏa khác của sự phát triển

 

 

F84.9

Các RL phát triển lan tỏa  không biệt định

 

F88

 

Các RL phát triển khác của phát triển tâm lý

 

F89

 

Rối loạn không biệt định của phát triển tâm lý

 

 

 

  F90-F98 CÁC RL HÀNH VI VÀ CẢM XÚC
THƯỜNG KHỞI PHÁT

Ở TUỔI TRẺ  EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

F90

 

Các RL tăng động

 

 

F90.0

 RL của hoạt động và chú ý

Bao gồm: 

  • RL chú ý suy giảm hoặc hội chứng tăng động

  • RL tăng động giảm chú ý

 Loại trừ: RL tăng động kết hợp với RL hành vi (F90.1)

 

 

F90.1

 RL hành vi tăng động

Đủ tiêu chuẩn của RL tăng động (F90) và RL hành vi (F91

 

F90.8

 Các RL tăng động khác

 

 

F90.9

 RL tăng động, không biệt định

 

F91

 

Các RL hành vi

Loại trừ:

  • Các RL tăng động (F90)

  • Các RL lan tỏa của sự phát triển (F84)

Có đặc trưng là toàn bộ hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội, kéo dài trên 6 tháng

 

F91.0

 RL hành vi khu trú trong môi trường gia đình

 

 

F91.1

RL hành vi ở những người kém thích ứng xã hội

Thiếu sự xâm nhập có hiệu quả của đứa trẻ vào nhóm bạn cùng lứa

 

F01.2

RL hành vi ở những người còn thích ứng xã hội

 Bao gồm:

  • Rối loạn hành vi loại nhóm                    

  • Phạm pháp nhóm

  • Các vi phạm luật lệ trong khuôn khổ thàn viên của băng

  • Trộm cắp tập thể

  • Trốn học

 Loại trừ: Hoạt động băng không có RL tâm thần rõ rệt

Có mối quan hệ bạn bè thích hợp và lâu với các bạn cùng lứa tuổi

 

F91.3

 RL bướng bỉnh chống dối (Oppositional defiant disorder)

Gặp ở trẻ dưới  hoặc 10 tuổi. Biểu hiện tác phong khiêu khích không vâng lời, bướng bỉnh một cách rõ ràng, và không co hành vi gây gổ, chống xã hội vi phạm pháp luật

 

F91.8

 Các RL hành vi khác

 

 

F91.9

 Các RL hành vi, không biệt định

 

F92

 

 Các RL hỗn hợp hành vi và cảm xúc khác

Có đặc trưng là sự kết hợp các hành vi xâm phạm, chống xã hội, hay khiêu khích dai dẳng và các triệu chứng rõ rệt qúa mức về trầm cảm, lo âu và các RL cảm xúc khác

 

F92.0

 Rối loạn hành vi trầm cảm

 

F93

 

 Các RL cảm xúc với sự khởi phát đặc  biệt ở tuổi trẻ em

 

 

F93.0

   RL lo âu chia ly ở tuổi trẻ em

Lo âu quá mức do chia ly người thân

 

F93.1

   RL ám ảnh sợ lo âu ở tuổi trẻ em

 

 

F93.2

   RL lo âu xã hội ở tuổi trẻ em

   Bao gồm: RL tránh né ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên

Mối sợ kéo dài, hay tái diễn đối với người lạ và/hay né tránh  đối với những người đó

 

F93.3

 RL ganh tỵ đối vơi anh chị em ruột

Thường là đối với em ruột để dành tình thương của bố mẹ một cách quá mức bình thường 

 

F93.8

 Các RL cảm xúc khác ở tuổi trẻ em

 Bao gồm:

  • RL nhận dạng bản thân

  • Ganh tỵ với bạn cùng lứa tuổi

 

 

F93.9

 RL cảm xúc ở tuổi trẻ em, không biệt định

 

F94

 

 Các RL hoạt động xã hội khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

 

 

F94.0

 Không nói chọn lọc

 Loại trừ: Rối loạn lan tỏa của sự phát triển

Đặc trưng là có sự chọn lọc rõ rệt trong khi nói. Trẻ nói được trong một số trường hợp này nhưng không nói được trong một số trường hợp khác

 

F94.1

 RL phản ứng trong sự gắn bó ở tuổi trẻ em (Reactive attachment disorder of childhood) 

Xuất hiện trước 5 tuổi, trẻ có nét không thích hợp trong mối quan hệ với những người chăm sóc trẻ: quay lưng, tránh né...

 

F94.2

 RL sự gắn bó giải ức chế của trẻ em (Disinhibited attachment disorder of childhood)

 Bao gồm:

  • Nhân cách bệnh thiếu tình thương

  • Hội chứng lưu viện

Khởi đầu trước 5 tuổi

 

F94.8

 Các RL khác ở tuổi trẻ em về hoạt động xã hội

 Bao gồm: Các RL hoạt động xã hội với sự cách ly và nhút nhát do thiếu khả năng hòa nhập xã hội

 

 

F94.9

Các RL xã hội ở tuổi trẻ em, không biệt định.

 

F95

 

Các RL về tic

Là các động tác không hữu ý, nhanh, tái diễn không nhịp điệu, bao gồm tic vận động và tic âm thanh

 

F95.0

 Tic nhất thời

Không được kéo dài quá 12 tháng

 

F95.1

 Tic vận động hoặc lời nói mạn tính

Kéo dài trên 01 năm

 

F95.2

RL kết hợp tic lời nói và tic vận động nhiều loại (hội chúng Tourette)

 

 

F95.8

  Cac RL tic khác

 

 

F05.9

 Tic không biệt định

 

F98

 

 Các RL tác phong và cảm xúc khác thường khởi phát ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

 

 

F98.0

 Đái dầm không do thực tổn

 Bao gồm:

  • Đái dầm ( nguyên phát)  căn nguyên không phai thực tổn

  • Đái dầm chức năng hoặc tâm sinh

Bài tiết nước tiểu không theo ý muốn ban ngày và/hoặc ban đêm

 

F98.1

  •  Ỉa bậy không do thực tổn

 

Bài tiết phân theo ý muốn hay không theo ý muốn, phân bình thường hoặc không bình thường, ở những nơi không thích hợp, ban ngày và/hoặc ban đêm

 

F98.2

 RL ăn uống ở trẻ dưới một năm và trẻ em

 Bao gồm: RL nhai lại của trẻ em nhỏ

 Loại trừ: Chán ăn tâm căn và các RL ăn uống khác (F50-)

Có khó khăn rõ rệt trong việc ăn uống vượt ra ngoài mức độ bình thường, thiếu chất hoặc trẻ không lên cân hoặc mất cân trong thời gian ít nhất một tháng

 

F98.3

 Chứng ăn chất không dinh dưỡng ở trẻ dưới một năm và trẻ em

Ăn kéo dài các chất không dinh dưỡng ( như đất, sơn, vỏ bào)

 

F98.4

 RL động tác định hình (Stereotyped movement disorders)

 Loại trừ: - Tật nhổ tóc (F63.3)

                - Tic (F95)

Động tác tự ý, lặp lại, định hình, gây hại hoặc không gây hại, không chức năng,  và thường có nhịp.

 

F98.5

 Nói lắp (Stuttering [stammering])

 Loại trừ:

  • Nói lúng búng (F98.6)

  • Tic (F95-)

 

 

F98.6

 Nói lúng búng (Cluttering)

 Loại trừ:

  • Nói lắp

  • Tic

Một tốc độ phát âm nhanh làm mất tính lưu loát nhưng không lặp lại, hay nói do dự, và nặng đến mức làm cho lời nói khó hiểu

 

F98.8

 Các RL hành vi cảm xúc biệt định khác, thường khởi phát trong tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

 Bao gồm:

  • Rối loạn thiếu chú ý không tăng hoạt động

  • Thủ dâm (quá mức)

  • Cắn móng tay

  • Ngoáy lỗ mũi

  • Mút ngón tay

 

 

F98.9

 Các RL hành vi và cảm xúc không biệt định, thường khởi phát trong tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

 

F99

 

Rối loạn tâm thần không biệt định, cách khác

 

 

TÀI LIỆU THAM KHÁO

1.Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi-Mô tả lâm sàng và các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán, Geneve.

2. American Psychiatric Association (1996), MINI DSM IV, Critières diagnostiques, (Washington DC, 1994), Traduction française, Masson, Paris.

3. American Psychiatric Association (2013), The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition (DSM-5),Washington, DC.

4. http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2015

5.http://natashatracy.com

6. http://www.nimh.nih.gov/health/publications/ bipolar-disorder-in-adults

 

 

 

 

 

Các bài viết khác:
Lịch công tác
Giá
Khám chữa bệnh
Chi hội Tâm thần học
Văn bản chuyên ngành
Tin nội bộ
Sức khỏe đời sống
Đang tải ...
Bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng trong xã hội

Lượt truy cập: 1060197
 
Đang trực tuyến: 62
https://sultra.kemenag.go.id/public/-/ https://undaan.kuduskab.go.id/wp-includes/blocks/table/slot/ https://everydaylesbo.com/ https://www.bapenda.purwakartakab.go.id/loginwebsite/uploads/shop/gb777/ gb777 https://alana.jobs/ https://aquahoteltrincomalee.com https://alcoholpolicyconsultations.com https://e-lab.kampusmelayu.ac.id/public/upload/-/ https://sultra.kemenag.go.id/files/thai/ https://sipenmaru-v1.poltekkesbengkulu.ac.id/-/amp-gacor/ https://giliindah.lombokutarakab.go.id/assets/produk/ https://www.pa-negarakalsel.go.id/-/gacor/a> https://pa-gorontalo.go.id/mgacor/ https://sadis.pa-gorontalo.go.id/ https://simantap.bojonegorokab.go.id/files_scan/maxwin/ https://siskamaya.yai.ac.id/v6/web/writable/uploads/-/ https://bappedalitbang.banjarkab.go.id/konten/app/ https://sipil.widyakartika.ac.id/wp-content/uploads/2021/ml88/ https://lppm.widyakartika.ac.id/user/thailand-gacor/ slot gacor gampang menang gb777 gb777 slot gacor hari ini slot gacor gampang menang slot gacor gb777 https://sidang.pa-gorontalo.go.id/ https://tabayun.pa-gorontalo.go.id/ https://tibianordic.com/ https://medana.lombokutarakab.go.id/-/rgacor/ bet88 slot online gb777 vipbet88 gb777 slot dana depo 10k https://kecamatan-banjarsari.ciamiskab.go.id/-/zgacor/ https://desanatah.gunungkidulkab.go.id/assets/files/dokumen/ https://bappedalitbang.banjarkab.go.id/konten/demo/ https://fossei.org/demo/ demo slot zeus/ https://goodbet.bar/ https://bigbet.bar/
https://addressanglia-study.comhttps://sozunsozu.comhttps://turkiyecanakkaleokuyor.comhttps://studentalk-online.comhttps://kisacabilginedir2016.comhttps://libyan-td.comhttps://al-feidaa.comhttps://kylareitti.comhttps://68desantnikov.comhttps://prolugansk.comhttps://revdabiblios.comhttps://litrpiva.comhttps://musee-sommellerie.comhttps://svit-roslyn.comhttps://vedasastra.comhttps://metrotangsel.comhttps://olgooha.comhttps://utf8-characters.comhttps://mash-airsoft.comhttps://i-keighley.comhttps://masjids-map.comhttps://dr-kobayashi.comhttps://zgurets.comhttps://cybershara.comhttps://anilorak-fanclub.comhttps://bayanemarefat.comhttps://bar-o-bandil.comhttps://7esobh.comhttps://saghighahraman.comhttps://magavjerusalem.comhttps://farsairqeshm.comhttps://artrussianpainter.comhttps://bigcoincollect.comhttps://jmm-muziejus.comhttps://pochistim.comhttps://thaistockinfo.comhttps://go2comoros.comhttps://mysteriousromania.comhttps://pierre-van-paassen.comhttps://pdalit.comhttps://luckbet.twhttps://hotbet.twhttps://bigbet.twhttps://luckbet.tvhttps://hotbet.tvhttps://bigbet.tvhttps://luckbet.storehttps://hotbet.storehttps://goodbet.storehttps://bigbet.storehttps://luckbet.shophttps://goodbet.shophttps://luckbet.resthttps://hotbet.resthttps://goodbet.resthttps://bigbet.resthttps://luckbet.orghttps://luckbet.ltdhttps://hotbet.ltdhttps://goodbet.ltdhttps://bigbet.ltdhttps://goodbet.livehttps://luckbet.clubhttps://bigbet.clubhttps://luckbet.bizhttps://goodbet.bizhttps://luckbet.barhttps://hotbet.barhttps://goodbet.barhttps://bigbet.bar